Archive for 2017

Công ty D&L nhận bằng khen và tham gia ban chấp hành LCH thư viện đại học khu vực phía Bắc (2016-2019)

Sáng ngày 3/11/2016, Công ty D&L tham dự Đại hội Liên chi hội Thư viện Đại học Khu vực phía Bắc tổ chức tại Trung tâm thông tin thư viện Đại học Xây dựng

 

Với mục đích tổng kết, đánh giá lại các kết quả hoạt động của Ban Chấp hành nhiệm kỳ V và đề ra các phương hướng, nhiệm vụ tiếp theo, đồng thời bầu ra Ban chấp hành nhiệm kỳ mới, Liên Chi hội Thư viện Đại học Khu vực phía Bắc (gọi tắt là NALA) tiến hành tổ chức Đại hội khóa VI, 2016-2019.

Tới tham dự Đại hội có Ông Phạm Thế Khang – Chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam; ông Nguyễn Huy Chương – Chủ tịch Liên chi hội Thư viện Đại học Khu vực phía Bắc; bà Nguyễn Thị Khánh Ly – chuyên viên Vụ thư viện đại điện Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch; bà Trần Thị Quý – nguyên trưởng khoa Thông tin thư viện – Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, đại điện Khoa Thư viện – Đại học Văn Hóa; ông Nguyễn Xuân Dũng – Phó Giám đốc Thư viện Quốc Gia Việt Nam và lãnh đạo thư viện 65 trường Đại học, Cao đẳng Khu vực phía Bắc.

Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2013-2016 đã nêu những kết quả Liên Chi hội đạt được như: Kiện toàn tổ chức; Soạn thảo quy chế hoạt động đã được phê duyệt; Chuẩn hoá công tác chuyên môn nghiệp vụ; Chú trọng đến việc bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho những người làm thư viện… Đồng thời, cũng nêu lên những yếu kém cần khắc phục trong nhiệm kỳ mới trong công tác bổ sung - trao đổi hay công tác thông tin - tuyên truyền…

Với vai trò là thành viên của NALA, đồng thời có đại diện là thành viên then chốt trong Ban chấp hành nhiệm kỳ 2013-2016, Công  ty Cổ phần Tư vấn và Tích hợp Công nghệ D&L đã tham gia các hoạt động của Liên chị hội hết sức sôi nổi và có những đóng góp tích cực cho sự phát triển Liên chi hội nói riêng và ngành thông tin – thư viện nói chung. Với những thành tích nổi bật của mình, Công ty D&L và cá nhân ông Hoàng Dũng – giám đốc công ty vinh dự được đón nhận bằng khen tập thể và cá nhân của Liên chi hội. Ông Hoàng Dũng cũng được tín nhiệm bầu vào Ban chấp hành Liên Chi Hội Thư viện Đại học Khu vực phía Bắc nhiệm kỳ mới (2016 – 2019).

Một số hình ảnh của Đại hội:

Toàn cảnh Đại hội

Ông Hoàng Đức Liên - Phó Chủ tịch Liên Chi hội trình bày Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ VI (2013-2016)

Ông Hoàng Dũng – Giám đốc Công ty D&L nhận bằng khen của Liên chi hội

Ban Chấp hành Liên chi hội Thư viện Đại học khu vực phía Bắc khoá VI (2016-2019) ra mắt Đại hội

 

Công ty D&L tham dự Hội thảo quốc tế “ Đề xuất chính sách thúc đẩy tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục Đại học Việt Nam” Viet nam Viet Nam

Sáng ngày 28/9/2016, tại Khách sạn Công Đoàn Hà Nội, Khoa Thông tin - Thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, phối hợp với văn phòng UNESCO tại Việt Nam, tổ chức hội thảo khoa học: “Đề xuất chính sách thúc đẩy tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục Đại học Việt Nam”

 

Đến tham dự hội thảo có ông Phạm Thế Khang – chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam, ông Nguyễn Huy Chương – chủ tịch Liên hiệp thư viện đại học khu vực phía Bắc, ông Đào Ngọc Chiến – giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển quốc gia về công nghệ mở (RDOT) ông Nguyễn Hồng Quang – chủ tịch CLB phần mềm tự do nguồn mở Việt Nam (VFOSSA). Về phía các tổ chức quốc tế, có sự tham dự của bà Misako Ito – giám đốc truyền thông  UNESSCO BangKok, bà Hoàng Minh Nguyệt - Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, bà Bridget Fiona Connolly – giám đốc Phát triển Quốc tế của wikiHow. Về phía Đại học Quốc gia Hà Nội có ông PGS. TS. Lê Quân – Phó giám đốc Đại học quốc gia Hà Nội,  PGS.TS Nguyễn Văn Kim – phó hiệu trưởng và TS. Đỗ Văn Hùng – Trưởng Khoa Thông tin Thư viện trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn Hà Nội. Ngoài ra, hội thảo còn có sự góp mặt của hơn 70 đại biểu là lãnh đạo các  thư viện đến từ các trường Đại học, các bộ ban ngành, các cơ quan thông tin thư viện trên toàn quốc. 

Tài nguyên giáo dục mở - Open Educational Resources (OER) được xem là một nguồn tài nguyên phục vụ hữu hiệu cho việc tăng cường chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của các trường Đại học. Các trường đại học Việt Nam đang trong quá trình đổi mới về chương trình, nội dung đào tạo và phương pháp giảng dạy và để đổi mới phương pháp giảng dạy với người học tự chủ trong khai phá tri thức thì cần một nguồn học liệu đủ lớn và có chất lượng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các trường đại học Việt Nam hiện đang thiếu hụt các nguồn học liệu và OER được đánh giá là một trong các giải pháp cho vấn đề này.

Chương trình hội thảo quốc tế OER lần 2 – “Đề xuất chính sách thúc đẩy tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục Đại học Việt Nam” với sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học từ các cơ quan chuyên ngành, Hiệp hội, Liên hiệp hội, các tổ tổ chức chính phủ và phi chính phủ là một diễn đàn để để mỗi cá nhân nhà khoa học, chuyên gia đề xuất các chính sách xây dựng và phát triển tài nguyên giáo dục mở tại Việt Nam.

Công ty Cổ phần Tư vấn và Tích hợp Công nghệ D&L - thành viên của Hội thư viện Việt Nam, Liên chi hội thư viện đại học khu vực phía bắc và Câu lạc bộ phần mềm tự do nguồn mở Việt Nam, là doanh nghiệp có kinh nghiệm trong việc phát triển các giải pháp phần mềm quản lý thư viện mã nguồn mở và nắm vững các nguyên lý phát triển phần mềm tự do nguồn mở (là nền tảng lý thuyết cho phát triển tài nguyên giáo dục mở). công ty D&L vinh dự được giới thiệu với các đại biểu tham dự hội thảo các giải pháp phần mềm quản trị thư viện mã nguồn mở mà công ty phát triển.

Trong khuôn khổ hội thảo, 26 tổ chức là các tổ chức quốc tế (wikiHow), các thư viện đại học, các trường đại học, các trung các hội nghề nghiệp, công ty công nghệ cùng nhau ký bản ghi nhớ cùng nhau thúc đẩy Tài nguyên giáo dục mở tại Việt Nam.

Với tinh thần nghiêm túc và đóng góp ý kiến nhiệt tình của các đại biểu, hội thảo đã diễn ra thành công tốt đẹp và kết thúc vào hồi 17h00 ngày 28/9/2016.

Một số hình ảnh của buổi hội thảo:

 

Ông Lê Quân - Phó giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội phát biểu tại hội thảo

 

Bà Misako Ito – Giám đốc truyền thông UNESCO Bangkok phát biểu tại hội thảo

TS. Đỗ Văn Hùng – Trưởng Khoa Thông tin – Thư viện, Trường ĐH KHXHNV trình bày bản đề xuất

Các đại biểu tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm

 

Công ty D&L tham dự Khóa tập huấn về OER tại Trung tâm thông tin học liệu - Đại học Đà Nẵng

Ngày 8/9/2016, Khóa tập huấn về OER trong chương trình OER@University RoadShow 2016 đã diễn ra tại Trung tâm học liệu – Đại học Đà Nẵng

 

Đến tham dự buổi hội thảo có bà ThS. Phan Thị Thu Nga – Giám đốc Trung tâm Thông tin học liệu – Đại học Đà Nẵng; Th.S Ngô Minh Phương - Phó Giám đốc; ông Lê Trung Nghĩa - Cố vấn của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Quốc gia về Công nghệ mở, Bộ Khoa học và Công nghệ (RDOT); ông Đỗ Ngọc Minh – Giám đốc Chương trình Tài nguyên giáo dục mở (VOER) thuộc Quỹ Việt Nam (the Vietnam Foundation) và ông Hoàng Dũng – Giám đốc công ty D&L. Ngoài ra, khóa tập huấn thu hút sự tham gia của hơn 40 học viên là các lãnh đạo, giảng viên, cán bộ thư viện của Trung tâm Thông tin Học liệu, một số khoa thuộc Đại học Đà Nẵng và một số thư viện tỉnh lân cận.

Trong phần một của khóa tập huấn, ông Lê Trung Nghĩa đã giới thiêu về các khái niệm cơ bản về OER, hệ thống giấy phép của thế giới nguồn mở, tìm kiếm và ứng dụng OER, ảnh hưởng và khía cạnh tài chính của OER, các khía cạnh tài chính của OER, các dự án OCW – OER trên thế giới và kich bản giả tưởng cho giáo dục Việt Nam vvv. Phần hai của khóa tập huấn là phần trình bày và giới thiệu của ông Đỗ Ngọc Minh – Giám đốc Chương trình Tài nguyên giáo dục mở (VOER). Ông Đỗ Ngọc Minh đã giới thiệu tóm tắt hoàn cảnh ra đời và quá trình xây dựng thư viện VOER cũng như các thách thức đã gặp phải và đã hướng dẫn các học viên khai thác và đóng góp tài liệu trên trang web www.voer.edu.vn.

Là thành viên câu lạc bộ phần mềm tự do nguồn mở và là doanh nghiệp có kinh kiệm trong việc phát triển các giải pháp phần mềm quản lý thư viện mã nguồn mở, nắm vững các nguyên lý phát triển phần mềm mở - nền tảng của nguyên lý phát triển học liệu mở, Công ty Cổ phần Tư vấn và Tích hợp Công nghệ D&L hân hạnh là nhà tài trợ cho buổi tập huấn.

Chương trình đã diễn ra sôi nổi với nhiều câu hỏi tương tác giữa diễn giả và khách mời. Dưới đây là một số hình ảnh tại Khóa tập huấn:

 

Các đại biểu và học viên chụp ảnh lưu niệm

 

Toàn cảnh khóa tập huấn

Hoàn thành tính năng " Đếm lượt bạn đọc" trên phần mềm Koha

Công ty Cổ phần Tư vấn và Tích hợp Công nghệ D&L và Nhóm Koha Việt Nam xin trân trọng thông báo hoàn thành tính năng đếm lượt bạn đọc trên phần mềm Koha

Công ty Cổ phần Tư vấn và Tích hợp Công nghệ D&L và Nhóm Koha Việt Nam xin trân trọng thông báo

Nhằm hỗ trợ thư viện thống kê tình hình sử dụng thư viện, nhất là đối với mô hình thư viện mở. Sau một thời gian nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm, nhóm Koha Việt Nam của công ty D&L đã hoàn thành tùy biến thêm tính năng “ Đếm lượt bạn đọc” trên phần mềm quản trị thư viện tích hợp Koha. Tính năng này hỗ trợ thư viện thống kê và kiểm soát việc sử dụng thư viện của bạn đọc. Module đếm lượt bạn đọc có các tính năng chính sau:

  • Kiểm soát việc đến và rời thư viện của bạn đọc. Thời gian bạn đọc đến thư viện, rời thư viện, các thông tin thủ thư tiếp nhận sẽ được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu
  • Hỗ trợ thư viện kiểm soát thông tin của bạn đọc: họ tên, số thẻ, trạng thái tài khoản, tài liệu bạn đọc đang mượn quá hạn, số tiền phạt bạn đọc đang mượn được hiển thị đầy đủ tới thủ thư
  • Thống kê số lượt bạn đọc ra vào thư viện theo ngày, tháng, năm hoặc theo khoảng thời gian bất kỳ. Thống kê khoảng thời gian bạn đọc đến thư viện nhiều nhất.

Hiện nay trên trang demo Koha đã được công ty D&L  cập nhật tính năng “Đếm lượt bạn đọc”. Để trải nghiệm với tính năng này quý thư viện có thể thể truy cập theo địa chỉ:

 

Nhóm Koha Việt Nam của công ty D&L xin trân trọng thông báo !

 

Công ty D&L tham dự hội thảo khoa học "“ Nền tảng công nghệ thông tin truyền thông trong hoạt động thông tin thư viện phục vụ đổi mới giáo dục Đại học, Cao đẳng”

Sáng ngày 3/6/2016, Công ty Cổ phần Tư vấn và Tích hợp Công nghệ D&L (D&L) trình bày tham luận “ Xây dựng và phát triển nguồn tài nguyên số trong thư viện Đại học – Cao đẳng Việt Nam” tại hội thảo khoa học “ Nền tảng công nghệ thông tin truyền thông trong hoạt động thông tin thư viện phục vụ đổi mới giáo dục Đại học, Cao đẳng” – Trường CĐ Sư phạm Thừa Thiên Huế (CĐSP TT Huế)

 

Với mục tiêu tạo diễn đàn để các nhà khoa học, các nhà quản lý các trung tâm thông tin thư viện và các giảng viên ngành thư viện chia sẻ, trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ kết quả nghiên cứu về lĩnh vực thông tin thư viện trong thời kì hội nhập quốc tế; đồng thời xây dựng và phát triển các mối quan hệ, thúc đẩy sự liên kết, hợp tác trong nghiên cứu và đào tạo, ứng dụng CNTT giữa các thư viện trong cả nước, thư viện trường CĐSP TT Huế phối hợp với Liên chi hội thư viện Đại học phía Nam (VILASAL) tổ chức hội thảo khoa học toàn quốc với chủ để “ Nền tảng công nghệ thông tin truyền thông trong hoạt động TT-TV phục vụ đổi mới giáo dục Đại học, Cao đẳng” nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập trường CĐSP Thừa Thiên Huế

Đến dự hội thảo có ông – Hiệu trưởng trường CĐSP TT Huế, bà Dương Thúy Hương – chủ tịch VILASAL, ông Nguyễn Minh Hiệp – nguyên GĐ Thư viện ĐH Khoa học tự nhiên Tp.HCM, ông Phạm Ngọc Hiển – Công ty D&L… Ngoài ra, hội thảo còn có sự góp mặt của hơn 60 đại biểu là lãnh đạo và cán bộ thư viện các trường Đại học, Cao đẳng trên cả nước.

 

Hội thảo tập trung trình bày trao đổi về việc ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý và khai thác tài nguyên thư viện, tạo ra phương thức tiếp cận mới phù hợp với người dùng tin trong thời kỳ hội nhập, phát huy vai trò của thư viện là nơi cung cấp thông tin, tri thức , học liệu dưới dạng in và dạng số cho người dùng tin ở mọi lúc mọi nơi không hạn chế về không gian và thời gian.

 

Trong thời đại công nghệ thông tin ngày càng phát triển, các thiết bị điện tử ngày càng thân thiện với con người, nhu cầu của độc giả ngày càng cao. Độc giả mong muốn khai thác tài liệu thư viện mọi lúc mọi nơi . Hình thức tài liệu truyền thống không thể đáp ứng hết được nhu cầu của độc giả. Tài liệu truyền thống gặp phải bị hạn chế về số lượng, không gian và thời gian phục vụ độc giả. Do đó các thư viện đang từng bước xây dựng nguồn tài nguyên số phong phú, đa dạng, hướng tới mục đích phục vụ độc giả tốt hơn. Là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn và cung cấp các giải pháp, sản phẩm và dịch vụ quản lý thư viện, thay mặt công ty D&L, ông Phạm Ngọc Hiển đã chia sẻ với hội thảo bài tham luận “ Xây dựng và phát triển nguồn tài nguyên số trong thư viện Đại học – Cao đẳng Việt Nam”

 

Với tinh thần nghiêm túc, nhiệt tình, hội thảo đã diễn ra thành công tốt đẹp và kết thúc vào hội 12h00 cùng ngày. Hy vọng hội thảo cũng mở ra cơ hội giới thiệu, tiếp cận một số công nghệ , giải pháp có hiệu quả phù hợp với thư viện các trường Cao đẳng, Đại học trong thời kỳ hội nhập.

 

Một số hình ảnh của buổi hội thảo:

 

Ông Hồ Văn Thành – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trường trường CĐSP TT Huế phát biểu tại Hội thảo

 

Bà Dương Thúy Hương – chủ tịch VILASAL trao kỷ niệm chương cho đại diện thư viện Ông Hứa Văn Thành – Giám đốc Thư viện trường CĐSP TT Huế

 

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

 

Công ty D&L tham dự "Hội nghị - Hội thảo tổng kết 5 năm hoạt động của hệ thống thư viện công cộng và thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa (2011 -2015)"

Từ ngày 2 - 3/6/2016, tại thành phố Đà Lạt, Công ty Cổ phần Tư vấn và Tích hợp Công nghệ D&L (D&L) tham dư “ Hội nghị - Hội thảo tổng kết 5 năm hoạt động của hệ thống thư viện công cộng và thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa (2011 -2015)” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức

 

Tới tham dự hội thảo, về phía các cơ quan Trung ương có ông Huỳnh Vĩnh Ái – Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; bà Vũ Dương Thúy Ngà – Vụ trưởng Vụ Thư viện; bà Kiều Thúy Nga – Giám đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam; ông Phạm Thế Khang – Chủ tịch Hội thư viện Việt Nam; về phía tỉnh Lâm Đồng có ông Phan Văn Đa – Tỉnh ủy viên, phó Chủ tịch UBND tỉnh, bà Nguyễn  Thị Quyên – Giám đốc Sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh … và đại diện các cơ quan tài trợ có ông Hoàng Dũng – Giám đốc công ty D&L,  Công ty Nam Hoàng cùng các đại biểu đến từ các cơ quan trung ương, các sở văn hóa, các thư viện trong hệ thông thư viện công cộng.

 

Trong 5 năm qua, mặc dù điều kiện nền kinh tế đất nước trải qua thời kỳ khó khăn, chương trình mục tiêu quốc gia đầu tư cho thư viện bị cắt giảm, văn hóa đọc đứng trước thách thức lớn với văn hóa nghe – nhìn nhưng  ngành thư viện vẫn kiên định phát huy sự năng động, chủ động công việc của mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ thư viện - thông tin đa dạng, hỗ trợ việc tiếp cận nguồn thông tin trong và ngoài nước, góp phần nâng cao tri thức, thúc đẩy văn hoá đọc trong nhân dân.  

 

Ngoài những thành tựu đã đạt được, các báo cáo tham luận, ý kiến phát biểu tại Hội nghị cũng chỉ ra một số vấn đề và những khó khăn trong các thư viện công cộng, đồng thời nêu các giải pháp tháo gỡ như: đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, củng cố, xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện; phát triển và duy trì thư viện ở cơ sở; nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho người làm công tác thư viện…

 

Tại buổi hội thảo, đại diện Công ty D&L, ông Bùi Tiên Phong – Phó giám đốc công ty đã trình bày tham luận “ Phát triển và tối ưu hóa hệ thống phần mềm quản lý thư viện tích hợp cho khối thư viện công cộng tại Việt Nam”, bài tham luận đã đưa ra các phân tích tổng hợp hiện trạng áp dụng các phần mềm quản trị thư viện tích hợp (PM QTTVTH) thư viện tại khối thư viện công cộng ở Việt Nam, từ đó đưa ra các đề xuất lựa chọn và vận hành các phần mềm, các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ và chuyên môn cho các cán bộ thư viện. Mục tiêu của các đề xuất là hệ thống thư viện công cộng với các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính, nguồn lực con người khác nhau đều có thể áp dụng các PM QTTVTH hiện đại, có đầy đủ phân hệ tính năng và đáp ứng 100% tiêu chuẩn quốc tế về thư viện. Trên cơ sở đó, nguồn lực tài nguyên thông tin có thể dễ dàng trao đổi và chia sẻ để tối ưu hóa nguồn lực thư viện.

 

Tại Hội nghị - Hội thảo lần này, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cũng tiến hành Tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá trong lĩnh vực thư viện giai đoạn 2011-2015; Thảo luận góp ý cho các Dự thảo Thông tư Quy định quy chế về hoạt động của thư viện tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương/ thư viện huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh/ thư viện xã, phường, thị trấn; Và tổ chức thành công Liên hoan tiếng hát ngành thư viện lần thứ IV.

 

Một số hình ảnh buổi Hội nghị - Hội thảo:

 

Ông Huỳnh Vĩnh Ái – Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phát biểu khai mạc

 

Đoàn Chủ tịch điều hành Hội nghị - Hội thảo

 

Bà Vũ Dương Thúy Ngà – Vụ trưởng Vụ Thư viện trình bày Báo cáo Tổng kết 5 năm hoạt động của hệ thống thư viện công cộng giai đoạn 2011-2015

 

Bà Kiều Thúy Nga – Giám đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam trình bày tham luận tại Hội nghị - Hội thảo

 

Ông Phạm Thế Khang - Chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam phát biểu tại Hội nghị - Hội thảo

 

Ông Bùi Tiên Phong – Phó Giám đốc công ty D&L trình bày tham luận tại Hội nghị - Hội thảo

 

Trao bằng khen của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cho các Thư viện tiêu biểu

 

 

Công ty D&L triển khai hệ thống thư viện điện tử cho trường Cao đẳng Kinh tế Kế hoạch Đà Nẵng

Ngày 18/5/2016, tại Đà Nẵng, Công ty Cổ phần Tư vấn và Tích hợp Công nghệ D&L (D&L) và Trường Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch Đà Nẵng (CĐ KTKH Đà Nẵng) đã cắt băng khánh thành và chính thức đưa Trung tâm Thông tin Học liệu – Thư viện điện tử đi vào hoạt động.

 

Công ty Cổ phần Tư vấn và Tích hợp Công nghệ D&L (D&L) và Trường Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch Đà Nẵng  (CĐ KTKH Đà Nẵng) đã cắt băng khánh thành và chính thức đưa Trung tâm Thông tin Học liệu – Thư viện điện tử đi vào hoạt động. Đây là kết quả triển khai “Hợp đồng cung cấp và lắp đặt hệ thống thư viện điện tử” thuộc “Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm thông tin học liệu và phòng học đa năng” giữa chủ đầu tư là trường CĐ KTKH Đà Nẵng và nhà thầu là công ty D&L.

 

Sau thời gian triển khai khoảng 6 tháng, Trung tâm Thông tin Học liệu – Thư viện điện tử của trường CĐ KTKH Đà Nẵng đã đưa vào hoạt động hệ thống thư viện điện tử hiện đại nhất trong khối các trường cao đẳng trên cả nước và là một trong số ít các thư viện tại Việt Nam có đầy đủ cơ sở vật chất của một thư viện hiện đại, áp dụng các phần mềm quản lý thư viện theo tiêu chuẩn quốc tế, tuân thủ 100% tiêu chuẩn quốc tế cho nghiệp vụ, quy trình quản lý, khai thác thư viện. Để đạt được việc này, song song với quá trình triển khai, công ty D&L với sự hỗ trợ của Trung tâm Thông tin Học liệu – Đại học Đà Nẵng đã tiến hành tư vấn cho trường CĐ KTKH Đà Nẵng mô hình quản lý, hoạt động, và khai thác thư viện và tiến hành các khóa đào tạo nghiệp vụ thư viện chuyên sâu cho cán bộ thư viện của trường.

 

"Hợp đồng cung cấp, lắp đặt hệ thống thư viện điện tử” bao gồm các hạng mục chính sau:

 

   - Cổng thông tin thư viện (www.lirc.cep.edu.vn)

   - Bộ phần mềm quản lý thư viện dựa trên các nền tảng nguồn mở:

         o   Phần mềm quản trị thư viện tích hợp Koha

         o   Phần mềm quản lý tài nguyên số Dspace

         o   Phần mềm tìm kiếm tài nguyên tập trung Vufind

   - Hệ thống an ninh thư viện công nghệ mã vạch và chỉ từ, bao gồm: dây từ, máy nạp khử từ,

     cổng an ninh, máy kiểm kê vvv…

   - 01 máy số hóa chuyên dụng Atiz

   - Hệ thống phòng máy chủ: 

        o   Hệ thống tường vách, thang cáp mạng/ điện, điều hòa

        o   Tủ Rack

        o   Thiết bị core switch, access switch, router, firewall và máy chủ blade của Cisco

        o   Thiết bị lưu trữ EMC

        o   Thiết bị UPS Liebert – Emerson

   - Hệ thống wifi truy cập internet

   - Hệ thống Camera giám sát tất cả các phòng chức năng của thư viện

   - Hệ thống trên 100 bộ máy tính trạm Dell cho phòng đọc mở và phòng đọc đa năng

   - Hệ thống máy chiếu, màn chiếu, máy in, máy scan, máy photocopy

   - Hệ thống mạng LAN thông tầng

 

Một số hình ảnh tại Lễ khai trương:

 

Từ trái qua: Bà Trần Thị Ngọc Hoa – Phó Hiệu trưởng, Ông Lê Quang Hùng – Hiệu trưởng trường CĐ KTKH Đà Nẵng; Ông Hoàng Dũng – GĐ Công ty D&L; Bà Phan Thị Thu Nga – GĐ Trung tâm Thông tin – Tư liệu – Đại học Đà Nẵng tham gia cắt băng khai trương Thư viện điện tử Trường CĐ Kinh tế Kế hoạch Đà Nẵng

 

Phòng đọc mở

 

Sảnh chính

 

Kho đóng

 

Phòng đọc đa phương tiện

 

Phòng máy chủ

 

Giao diện cổng thông tin thư viện trường CĐ KTKH Đà Nẵng

 

Công ty D&L nhận Danh hiệu Sao Khuê 2016

Ngày 23/04/2016, Công ty Cổ phần Tư vấn và Tích hợp Công nghệ D&L (D&L) nhận danh hiệu Sao Khuê 2016 - “ Dịch vụ triển khai các hệ thống phần mềm quản lý thư viện dựa trên các nền tảng nguồn mở”

 

Danh hiệu Sao khuê là chương trình bình chọn, xếp hạng và công nhận các sản phẩm dịch vụ xuất sắc, uy tín hàng đầu của ngành công nghiệp phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam. Đây là hoạt động thường niên của Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) và được tổ chức dưới sự bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam. Sau 13 năm phát triển, Sao Khuê đã trở thành danh hiệu uy tín nhất của ngành phần mềm và dịch vụ CNTT, được cộng đồng CNTT Việt Nam đánh giá cao, góp phần thúc đẩy phát triển và ứng dụng CNTT tại Việt Nam.

 

Công ty D&L trân trọng thông báo: “Dịch vụ triển khai các hệ thống phần mềm quản lý thư viện dựa trên các nền tảng nguồn mở” đã được bình chọn là dịch vụ tiêu biểu của ngành phần mềm, dịch vụ CNTT Việt Nam và được công nhận Danh hiệu Sao Khuê 2016.

Giấy chứng nhận danh hiệu Sao Khuê 2016 của Công ty D&L

 

Ông Hoàng Dũng - Giám đốc Công ty D&L lên nhận danh hiệu Sao Khuê 2016

 

Danh hiệu Sao Khuê 2016 là phần thưởng cho sự nỗ lực và tâm huyết của đội ngũ cán bộ nhân viên và lãnh đạo công ty trong việc nghiên cứu, phát triển và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ và giải pháp CNTT cho các thư viện tại Việt Nam và trên quốc tế. “Dịch vụ triển khai các hệ thống phần mềm quản lý thư viện dựa trên các nền tảng nguồn mở” của công ty D&L hướng tới mục tiêu tất cả các thư viện tại Việt Nam, trong đó có các thư viện trường học, thư viện tại các vùng sâu, vùng xa không có nhiều lợi thế về nguồn lực con người và tài chính đều có điều kiện áp dụng các hệ thống phần mềm quản lý thư viện đáp ứng 100% tiêu chuẩn quốc tế về thư viện, có đầy đủ các tính năng mới nhất và luôn luôn được cập nhật.

 

Dịch vụ triển khai các hệ thống phần mềm quản lý thư viện được xây dựng trên các nền tảng nguồn mở sau:

Chúng tôi xin gửi tới Quý khách hàng – những người đã và đang đặt niềm tin vào giải pháp quản trị thư viện dựa trên nền tảng mở cũng như dịch vụ của D&L lời cảm ơn trân trọng nhất.

 

Thư viện Quốc gia Việt Nam tổ chức Ngày hội sách 2016

Hưởng ứng ngày Ngày Sách Việt Nam 21/4, Ngày Sách và Bản quyền Thế giới 23/4, sáng 21/4/2016, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam (TVQG) đã khai mạc Ngày Hội Sách 2016 với chủ đề “Sách - Hội nhập, Đổi mới, Phát triển”.

Hưởng ứng ngày Ngày Sách Việt Nam 21/4, Ngày Sách và Bản quyền Thế giới 23/4, sáng 21/4/2016, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam (TVQG) đã khai mạc Ngày Hội Sách 2016 với chủ đề “Sách - Hội nhập, Đổi mới, Phát triển”.

Tham dự Ngày Hội có ông Nguyễn Ngọc Thiện - Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL); ông Bùi Thế Đức - Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; ông Phạm Văn Linh - Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; ông Phạm Minh Hạc - Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục; ông Đỗ Quý Doãn - Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, Nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; ông Phạm Khắc Hải - Nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; đại diện lãnh đạo Văn phòng, Cục, Vụ, Viện, Hội thuộc Bộ VHTTDL, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo; các đại sứ quán, tổ chức quốc tế tại Hà Nội, các cơ quan thông tấn, báo, đài, các cơ quan xuất bản, phát hành, các thư viện, trường đại học, trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học, các nhà nghiên cứu, học giả, các nhà lịch sử, nhà văn, các tổ chức, cá nhân cùng đông đảo bạn đọc thuộc mọi lứa tuổi.

Kế thừa những thành công sau 10 năm triển khai tại TVQG, Ngày Hội Sách 2016 được tổ chức với nhiều hoạt động phong phú và đa dạng. Người tham dự có cơ hội gặp gỡ, giao lưu, trao đổi với các tác giả, nhà phê bình văn học, nhà sử học, người làm thư viện, bạn đọc... trong chuỗi những hoạt động mang ý nghĩa xã hội và giáo dục như: Triển lãm tư liệu “Sách - Hội nhập, Đổi mới, Phát triển”; Giao lưu tác giả - tác phẩm; Lễ trao giải thưởng Sách Việt Nam lần thứ 11 - năm 2015; Thi đọc sách và cảm nhận về sách; Thi vẽ tranh theo sách; Thi sáng tạo sản phẩm theo chủ đề; Thi kể chuyện theo sách bằng tiếng Việt và tiếng Anh; Thi nhận diện tác giả, tác phẩm; Trò chơi - đố vui; Hội chợ sách…

Triển lãm tư liệu “Sách - Hội nhập, Đổi mới, Phát triển” với hơn 500 tư liệu tiêu biểu được xuất bản từ sau năm 1986 đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin hữu ích về quá trình hội nhập, đổi mới và phát triển của Việt Nam, đồng thời quảng bá, giới thiệu về văn hoá, đất nước, con người và những thành tựu trên nhiều lĩnh vực mà nhân dân Việt Nam đã đạt được sau 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới.

Giao lưu tác giả - tác phẩm, Với sự tham gia của các diễn giả: Nhà sử học Dương Trung Quốc, PGS.TS. Nguyễn Hữu Sơn, tác giả Trần Hùng John, TS. Giáo dục Thuỵ Anh, Nhà thơ-nhà báo Hữu Việt… Ngoài ra, công chúng và bạn đọc còn được giới thiệu và tìm hiểu thêm về một số tác phẩm đạt giải thưởng của Hội Xuất bản Việt Nam như: Phạm Phú Thứ toàn tập, John đi tìm Hùng, Bộ sách cổ tích mới… Trong chương trình này,khách tham dự được tham gia rút thăm và đã may mắn nhận 02 vé khứ hồi Hà Nội - Istabul do Turkist Airlines tài trợ.

Lễ trao giải thưởng Sách Việt Nam lần thứ 11 do Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức, nhằm tôn vinh giá trị của sách, cổ vũ động viên các tác giả, những người làm sách cũng như văn hoá đọc trong cộng đồng, với số lượng nhà xuất bản tham gia đông nhất từ trước tới nay và hàng trăm cuốn sách đăng ký dự xét giải. Nhìn chung, các tác phẩm đạt giải đều là những tác phẩm có giá trị cao về lý luận, nghệ thuật, khoa học và thực tiễn.

Thi đọc sách và cảm nhận về sách: Ngoài việc giúp các em hiểu được ý nghĩa của việc đọc sách không chỉ là đọc chữ đơn thuần mà phải nhìn thấu được ý tưởng của tác giả và tiếp nhận văn minh kiến thức của nhân loại, các em còn được Hướng dẫn kỹ năng đọc sách và biết cách cảm nhận hay nhất về các tác phẩm.

Thi vẽ tranh theo sách: Các bức vẽ được thể hiện thông qua trí tưởng tượng và khả năng hội họa của các bạn nhỏ về các nhân vật trong truyện cổ tích, cảnh đẹp quê hương, đất nước với mục đích khuyến khích các bạn tham gia vào hoạt động mỹ thuật trong nhà trường và tác động tích cực vào quá trình giáo dục thẩm mỹ cho học sinh.

Thi sáng tạo sản phẩm theo chủ đề: Nhằm tạo sân chơi và khuyến khích khả năng phát triển ý tưởng sáng tạo, ứng dụng thực tiễn tạo ra các sản phẩm thủ công thân thiện với môi trường, qua hoạt động này, các em có thể tự tay làm những sản phẩm thiết thực và ý nghĩa với các chất liệu khác nhau như: Hộp đựng bút, bookmark, khung ảnh…

Thi kể chuyện theo sách (bằng tiếng Việt, tiếng Anh): Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng về trang phục biểu diễn, tạo hình nhân vật cùng sự dàn dựng công phu về bối cảnh, các đội đã tái hiện lại các câu chuyện mang ý nghĩa nhân văn một cách sinh động, hấp dẫn. Qua giọng kể dí dỏm, hài hước của các em học sinh, khán giả đã được thưởng thức những phần thi sôi động, thú vị nhưng không kém phần sâu lắng, giàu cảm xúc.

Thi nhận diện tác giả, tác phẩm: Với các chi tiết gợi ý nhỏ về nhân vật, tác giả, tác phẩm, các đội chơi đã nhanh trí nhận diện và trả lời đúng câu hỏi phần thi đưa ra về lịch sử, địa danh, văn học Việt Nam và thế giới.

Trò chơi - Đố vui: Đây là phần thi khá vui và hấp dẫn, giúp người chơi có những giây phút thư giãn với những câu đố trí tuệ, hài hước, đáp án thú vị, bất ngờ và các trò chơi vận động lành mạnh.

Bên cạnh đó, trong khuôn khổ Ngày Hội, TVQG đã tiếp nhận và chia sẻ sách tài trợ từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân… dành tặng một số thư viện vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo trong cả nước. Đây là hoạt động hết sức có ý nghĩa, mang đậm tính nhân văn, huy động sự đóng góp, hỗ trợ cả vật chất và tinh thần cho các thư viện địa phương và góp phần quảng bá việc đọc sách trên khắp mọi miền đất nước.

Có thể khẳng định, sau 10 năm tổ chức thành công, Ngày Hội Sách tại TVQG đã trở thành một hoạt động kiểu mẫu, được lan toả rộng khắp ở các thư viện trên toàn quốc, góp phần tích cực cổ vũ việc đọc sách trong xã hội. Thông qua các hoạt động của Ngày Hội, hy vọng công chúng và đặc biệt là các bạn đọc trẻ tuổi nhận thức tích cực hơn về sự cần thiết của sách và việc đọc sách, góp phần thúc đẩy hơn nữa phong trào đọc sách, hướng tới một xã hội học tập, một nét đẹp trong đời sống tinh thần của cộng đồng.

Hình ảnh cùng sự kiện:

 

Toàn cảnh Ngày Hội Sách năm 2016

Toàn cảnh Ngày Hội Sách năm 2016

Bà Kiều Thuý Nga – Giám đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam phát biểu chào mừng Ngày Hội Sách năm 2016

Ông Nguyễn Ngọc Thiện - Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tuyên bố và đánh trống khai mạc Ngày Hội Sách năm 2016

Các đại biểu tham quan Triển lãm

Trao giải thưởng Sách Việt Nam lần thứ 11 – năm 2015

Giao lưu tác giả - tác phẩm

Thi nhận diện tác giả, tác phẩm

Thi Kể chuyện theo sách

Thi sáng tạo sản phẩm

 

Thi vẽ tranh theo sách

Thi đọc sách và cảm nhận về sách

 

Trò chơi đố vui - vận động

Đọc sách ngoài trời

Hội chợ sách


 

 

Nguyên Giám đốc Thư viện Quốc gia được tặng Huân chương Văn học và Nghệ thuật của Pháp

Ông Phạm Thế Khang, nguyên Giám đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam đã vinh dự nhận Huân chương Văn học và Nghệ thuật của Pháp, do Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam Jean- Noёl Porier trao tặng chiều 9/3/2016, tại Hà Nội.

 

Phát biểu tại lễ trao tặng Huân chương, Đại sứ Pháp tại Việt Nam Jean- Noёl Poirier cho biết: Trong thời gian làm Giám đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam (2000-2009), ông Phạm Thế Khang đã có những đóng góp tích cực, ý nghĩa trong việc quảng bá rộng rãi tới đông đảo bạn đọc Việt Nam về ngôn ngữ cũng như văn hóa Pháp.

“Ông Phạm Thế Khang là một đối tác đáng quý của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam trong lĩnh vực bảo tồn các văn hóa phẩm Pháp ngữ, đồng thời thúc đẩy sự hợp tác hiệu quả giữa Thư viện Quốc gia Pháp và Thư viện Quốc gia Việt Nam”. 

Đại sứ Pháp tại Việt Nam Jean-Noёl Poirier trao tặng Huân chương Văn học và Nghệ thuật của Pháp cho ông Phạm Thế Khang

Trong 10 năm làm Giám đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam, ông Phạm Thế Khang đã tổ chức xử lý nghiệp vụ và xây dựng hệ thống tra cứu điện tử cho gần 60.000 tên sách tiếng Pháp xuất bản từ thế kỷ XVII - XX (thời kỳ thư viện do nhà nước Pháp quản lý), phục vụ đông đảo bạn đọc. Ông là người đã bảo vệ thành công quan điểm đề nghị Nhà nước lấy mốc khởi nguồn của Thư viện Quốc gia Việt Nam là Thư viện Trung ương Đông Dương.

Nhờ sự hỗ trợ của Đại sứ quán Pháp, Thư viện Quốc gia Việt Nam và Trung tâm văn hóa Pháp (nay là Viện Pháp) đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm quảng bá các lĩnh vực về văn hóa Pháp: các cuộc triển lãm sách tiếng Pháp, các cuộc giao lưu, giới thiệu văn hóa Pháp… 

Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tiếp nhận và thực hiện dự án “Giữ gìn, phát huy di sản chữ viết cổ và chương trình số hóa một số tài liệu quý hiếm đang được lưu giữ tại Thư viện Quốc gia Việt Nam”.

Thư viện đã hoàn thành hơn 70.000 trang số hóa tài liệu quý hiếm và 60 bản đồ cổ của Việt Nam. Từ thành công của các chương trình hợp tác, Đại sứ quán Pháp đã hỗ trợ cho Thư viện Quốc gia Việt Nam nhiều trang thiết bị quí, nhiều tài liệu chuyên môn, tập huấn tham quan học tập về lĩnh vực thư viện tại Pháp… 

Hiện nay, Thư viện quốc gia Việt Nam vẫn đang thực hiện các dự án liên quan đến số hóa kho sách cổ tiếng Pháp, vừa tạo điều kiện cho đông đảo công chúng tiếp cận kho kiến thức quý báu này, vừa bảo tồn, bảo quản tốt các tài liệu gốc.

Những nỗ lực của cá nhân ông Phạm Thế Khang cùng các cán bộ Thư viện Quốc gia Việt Nam trong thời gian qua đã góp phần tăng cường tình đoàn kết, hợp tác, hữu nghị giữa nhân dân và 2 Bộ Văn hóa Việt Nam và Pháp; và quảng bá rộng rãi tới đông đảo bạn đọc Việt Nam về ngôn ngữ cũng như văn hóa Pháp. 

Ông Phạm Thế Khang trao tặng Đại sứ Pháp tại Việt Nam Jean-Noёl Poirier một số xuất bản phẩm là sản phẩm của dự án phối hợp cùng Bộ Văn hóa Pháp “Giữ gìn, phát huy di sản chữ viết cổ và chương trình số hóa một số tài liệu quý hiếm đang được lưu giữ tại Thư viện Quốc gia Việt Nam” 

Huân chương Văn học và Nghệ thuật của Pháp được đề xướng năm 1957 để vinh danh những cá nhân nổi bật, có nhiều sáng tạo trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, hay có đóng góp cho việc quảng bá văn học nghệ thuật tại Pháp và trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, một số nhân vật đã được nhận Huân chương này là: Đạo diễn Lê Mạnh Thích, nhà tạo mẫu Minh Hạnh, biên đạo múa Nguyễn Công Nhạc, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, dịch giả Dương Tường…

Ông Phạm Thế Khang sinh năm 1949, tại Thanh Hóa. 1966- 1970, ông là  bộ đội, thương binh trong Kháng chiến chống Mỹ. Từ năm 1975 – 1996, ông đảm nhiệm các chức vụ: Giám đốc Thư viện Tổng hợp Thanh Hóa, Phó Giám đốc sở Văn hóa – Thông tin Thanh Hóa. Năm 1996, ông được cử làm Vụ trưởng Vụ Thư Viện – Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). 

Từ năm 2000 - 2009, ông Phạm Thế Khang làm Giám đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam và có những đóng góp to lớn trong tăng cường hợp tác với Đại sứ quán Pháp,  quảng bá rộng rãi tới đông đảo bạn đọc Việt Nam về ngôn ngữ cũng như văn hóa Pháp.

Theo nguồn: Thethaovanhoa.vn

 

Chúc mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3

Nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, Công ty Cổ phần Tư vấn và Tích hợp Công nghệ D&L xin gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến các cô, các chị.

 

 

Hội thảo Khoa học quốc tế: “Xây dựng nền tảng học liệu mở cho giáo dục đại học Việt Nam: Đề xuất chính sách, tạo lập cộng đồng và phát triển giải pháp công nghệ”

Sáng ngày 29/12/2015, tại hội trường tầng 8 nhà E - trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoa Thông tin - Thư viện phối hợp với văn phòng UNESCO tại Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển quốc gia về Công nghệ mở - Bộ Khoa học và Công nghệ và Câu lạc bộ Phần mềm Tự do nguồn mở Việt Nam tổ chức hội thảo Khoa học Quốc tế: “Xây dựng nền tảng học liệu mở cho giáo dục đại học Việt Nam: Đề xuất chính sách, tạo lập cộng đồng và phát triển giải pháp công nghệ”

 

Đến dự hội thảo có ông Đào Mạnh Thắng - Phó Cuc trưởng Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia, ông Đào Ngọc Chiến - Phó Cục trưởng Cục Công nghệ cao - Bộ Khoa học và Công nghệ, bà Vũ Dương Thúy Ngà - Phó Vụ trưởng Vụ Thư viện. Về phía các tổ chức quốc tế có bà Hoàng Minh Nguyệt - Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, bà Teerry Parnell - Giám đốc chương trình sáng kiến phát triển mở - Viện Quản lý Đông Tây. Về phía ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN có PGS.TS Trần Quang Minh - Phó Hiệu trưởng nhà trường, TS. Đỗ Văn Hùng - Trưởng Khoa Thông tin Thư viện, PGS.TS Trần Thị Quý - Chủ tịch Hội đồng Khoa học Khoa Thông tin Thư viện. Ngoài ra, hội thảo còn có sự góp mặt của gần 300 đại biểu là Ban Giám hiệu, lãnh đạo phòng ban, các cán bộ thư viện thông tin đến từ các trường Đại học, các bộ ban ngành, các cơ quan Thông tin thư viện trên toàn quốc.

 

PGS.TS Phạm Quang Minh - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn phát biểu khai mạc Hội thảo

Được khởi đầu từ Đức năm 1999 với việc cung cấp bài giảng video lên Internet, học liệu mở được phát triển mạnh mẽ tại Mỹ và khắp các châu lục từ năm 2002. Ở Việt Nam, vấn đề học liệu mở đã được bàn luận và trao đổi trên các diễn đàn từ đầu những năm 2000. Tuy nhiên, nó chỉ mang tính chất đơn lẻ và mới chỉ dừng lại ở đó. 

Là một quốc gia đang phát triển, nguồn học liệu mở càng mang ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt đối với nước ta. Nó sẽ là một nguồn tài nguyên học thuật to lớn, quý giá hỗ trợ đắc lực cho hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học, giúp giải quyết căn bản khó khăn về vấn đề học liệu đại học từ nhiều năm nay.

Hội thảo “Xây dựng nền tảng học liệu mở cho giáo dục đại học Việt Nam: Đề xuất chính sách, tạo lập cộng đồng và phát triển giải pháp công nghệ” là hội thảo đầu tiên ở Việt Nam bàn về vấn đề học liệu mở. Với sự tham gia đông đảo của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước; có thể khẳng định rằng đây là một diễn đàn lớn tạo cơ hội cho các cơ sở đào tạo và khối cơ quan thông tin thư viện nói chung và thư viện đại học nói riêng có điều kiện trao đổi và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến học liệu mở. Từ đó từng bước đưa mô hình này vào giảng đường đại học ở Việt Nam.
 
Công ty Cổ phần Tư vấn và Tích hợp Công nghệ D&L - thành viên câu lạc bộ phần mềm tự do nguồn mở hân hạnh là nhà tài trợ chính của hội thảo. Là doanh nghiệp có kinh kiệm trong việc phát triển các giải pháp phần mềm quản lý thư viện mã nguồn mở, nắm vững các nguyên lý phát triển phần mềm mở - nền tảng của nguyên lý phát triển học liệu mở, công ty D&L cũng vinh dự được tư vấn và đồng hành cùng các thành viên ban tổ chức hội thảo ngay từ những khâu chuẩn bị ban đầu.
 

Các đại biểu tham quan và tìm hiểu giải pháp thư viện của công ty D&L

Với tinh thần nghiêm túc, nhiệt tình hội thảo đã diễn ra thành công tốt đẹp và kết thúc vào hồi 12h00 ngày 29/12/2015. Hy vọng rằng qua đây, nguồn học liệu mở cho giáo dục nói chung và nguồn học liệu mở cho giáo dục đại học nói riêng sẽ có những bước chuyển biến căn bản, từng bước xây dựng, phát triển và hoàn thiện; góp phần thiết thực vào sự nghiệp đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo cho các cơ sở giáo dục, đặc biệt là khối các trường Đại học ở Việt Nam.

Một số hình ảnh của buổi hội thảo:

 

Toàn cảnh hội thảo

Lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

 

Tập huấn Koha tại An Giang

Nằm trong chuỗi các hoạt động hưởng ứng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập trường Đại học An Giang, từ ngày 16 – 18/11/2015, Thư viện trường Đại học An Giang đã phối hợp với Liên Chi hội Thư viện Đại học khu vực phía Bắc và Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp Công nghệ D&L tổ chức hội thảo – tập huấn “Phần mềm nguồn mở và tài nguyên giáo dục mở cho thư viện đại học và nghiên cứu”.

 

Tới dự hội thảo có thạc sỹ Hoàng Xuân Quảng – Phó Hiệu trưởng trường Đại học An Giang; Thạc sỹ Nguyễn Thị Bích Châu – Giám đốc Thư viện trường ĐH An Giang; Tiến sỹ Nguyễn Huy Chương – Phó Chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam – Chủ tịch Liên hiệp Thư viện Đại học khu vựa phía Bắc. Ngoài ra, buổi tập huấn còn có sự góp mặt của Ông Lê Trung Nghĩa – Chuyên gia tư vấn cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu và phát triển quốc gia về công nghệ mở - Bộ Khoa học và Công nghệ, Ông Hoàng Dũng – Giám đốc Công ty cổ phần tư vấn và tích hợp công nghệ D&L. Về phía các học viên tham dự lớp tập huấn, có hơn 70 cán bộ quản lý và cán bộ thư viện, thông tin đại diện cho 41 trường Đại học, Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trên cả 2 miền Nam Bắc…

Mở đầu chương trình hội thảo, thay mặt cho Công ty Cổ phần tư vấn và tích hợp công nghệ D&L, ông Hoàng Dũng  đã có bài tham luận trình bày về vấn đề “Quản trị thư viện theo tiêu chuẩn quốc tế với phần mềm quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở Koha”. Theo đó, ông đã phân tích cho người dùng thấy được koha có đầy đủ tính năng của 1 phần mềm quản trị thư viện hiện đại và những điểm nổi trội của Koha so với các phần mềm bản quyền khác. Ngoài ra, cán bộ thư viện cũng thấy được những ưu điểm của phần mềm mã nguồn mở nói chung và Koha nói riêng như: không mất chi phí bản quyền, các tính năng của phần mềm liên tục được cập nhật, hay việc Phần mềm có thể dễ dàng kết nối và chia sẻ với các phần mềm ứng dụng khác…

 
 

Ông Hoàng Dũng – Giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn và Tích hợp Công nghệ D&L trình bày tham luận tại hội thảo

Sau bài tham luận của ông Hoàng Dũng, ông Lê Trung Nghĩa - Văn phòng phối hợp phát triển môi trường Khoa học và Công Nghệ đã trình bày bài tham luận “Giới thiệu tài nguyên giáo dục mở” (OER). Theo đó, bài trình bày đã mang đến cho hội thảo thấy được các khái niệm cơ bản về OER, hệ thống giấy phép tư liệu mở; cách thức tìm kiếm, ứng dụng và xây dựng thí điểm nền tảng OER…

Sau chương trình hội thảo, khóa tập huấn về “Phần mềm quản trị thư viện mã nguồn mở Koha” đã được diễn ra tập trung vào các nội dung như: hướng dẫn cách cài đặt, cấu hình quản trị hệ thống, hướng dẫn sử dụng các phân hệ chính của phần mềm bao gồm phân hệ bổ sung, biên mục, bạn đọc, lưu thông, quản lý ấn phẩm định kỳ và báo cáo thống kê…

Với tinh thần làm việc nghiêm túc, hăng say; khóa tập huấn đã diễn ra thành công tốt đẹp và kết thúc vào hồi 16 giờ ngày 18/11/2015. Kết thúc khóa tập huấn, thay mặt ban tổ chức, Thạc sỹ Nguyễn Thị Minh Châu – Giám đốc Thư viện trường Đại học An Giang đã có bài phát biểu tổng kết và trao chứng chỉ cho các học viên. 

 
 

Một số hình ảnh của hội thảo và khóa tập huấn:

Trao đổi thảo luận sôi nổi tại hội thảo

Diễn giả Lê Trung Nghĩa trả lời các câu hỏi tại hội thảo

Toàn cảnh khóa học

 

Công ty D&L tham dự ngày hội phần mềm tự do nguồn mở năm 2015

Ngày 19/9/2015, tại trường ĐHQGHN, sự kiện Software Freedom Day (ngày hội Phần mềm tự do nguồn mở) được long trọng tổ chức bởi Câu lạc bộ Phần mềm tự do nguồn mở Việt Nam (VFOSSA) cùng với các đơn vị thành viên.

 

Software Freedom Day (ngày hội Phần mềm tự do nguồn mở) là sự kiện thường niên trên thế giới, được tổ chức vào ngày thứ 7 tuần thứ 3 tháng 9 hàng năm.

Ngày 19/9/2015 vừa qua, tại trường ĐHQGHN, sự kiện Software Freedom Day được long trọng tổ chức bởi Câu lạc bộ Phần mềm tự do nguồn mở Việt Nam (VFOSSA) cùng với các đơn vị thành viên.

Ông Nguyễn Hồng Quang – Chủ tịch CLB phần mềm tự do nguồn mở Việt Nam phát biểu khai mạc

Tham dự sự kiện với tư cách là 1 thành viên của Câu lạc bộ phần mềm Tự do nguồn mở, D&L đã có gian hàng giới thiệu các giải pháp phần mềm mã nguồn mở mà công ty đang nghiên cứu phát triển; nhằm giao lưu, kết nối và chia sẻ kinh nghiệm với các doanh nghiệp cùng hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin nói chung, công nghệ thông tin về nguồn mở nói riêng.

Với chủ đề “Ngày hội việc làm và nghề nghiệp với phần mềm nguồn mở” hướng đến đối tượng sinh viên và câu chuyện hướng nghiệp, ngày hội SFD đã thu hút khoảng hơn 2.000 lập trình viên, kỹ sư quản trị mạng và sinh viên chuyên ngành Công nghệ thông tin. Gian hàng giới thiệu giải pháp và hướng nghiệp của công ty D&L cũng nhận được sự quan tâm của đông đảo các bạn sinh viên. 

Các bạn sinh viên quan tâm đến cơ hội việc làm với phần mềm nguồn mở của Công ty D&L

 

Chúc mừng năm mới - Xuân Bính Thân 2016

Công ty Cổ phần Tư vấn và Tích hợp Công nghệ D&L xin gửi tới Quý khách hàng và gia đình lời chúc mừng năm mới xuân Bính Thân Anh Khang - Thịnh Vượng - Vạn Sự Như Ý.

 

 

Hợp tác Việt - Lào về Công nghệ Mở

Trong Lễ ký kết MOU hợp tác về Công nghệ mở giữa Việt Nam và Lào, Công ty Cổ phần tư vấn và tích hợp Công nghệ D&L giới thiệu "Phần mềm quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở Koha” tại Vụ Công nghệ thông tin – Bộ Khoa học và Công nghệ Lào.
Hợp tác giữa 2 nước Việt Nam và Lào về mọi mặt đã trở thành truyền thống lâu đời giữa 2 dân tộc, 2 quốc gia. Nhưng với Công nghệ Mở, thì sự hợp tác giữa 2 bên thực sự là mới. Vì thế, chuyến đi công tác lần này của đoàn Việt Nam sang Lào có ý nghĩa mới mẻ, và chúng tôi thực sự cảm thấy vui được tham gia và có trách nhiệm trong việc xây dựng mối quan hệ hợp tác mới đó.
 
Đoàn Việt Nam lần này có 5 người, do ông Đào Ngọc Chiến, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Quốc gia về Công nghệ Mở (RDOT), Bộ Khoa học và Công nghệ, làm trưởng đoàn; các ông Vũ Thế Bình, Tổng Giám đốc công ty Netnam; Vũ Duy Lân, Phó Giám đốc công ty D&L; Trương Anh Tuấn, Giám đốc công ty iWay; và tôi. Nhiệm vụ của đoàn Việt Nam cũng được xác định rõ trước khi đi, là sang nước bạn Lào để gặp và trao đổi với lãnh đạo Vụ CNTT, Bộ Khoa học và Công nghệ Lào để có thể ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) hợp tác một cách bền vững, lâu dài giữa 2 bên Việt Nam và Lào về các Công nghệ Mở, mà trước mắt là 2 công việc cụ thể với Bộ Khoa học và Công nghệ Lào về: (1) Hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, đào tạo và bản địa hóa các hệ thống phần mềm quản lý thư viện dựa trên nền tảng công nghệ mở cho hệ thống thư viện tại Lào và (2) Hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, mở rộng - cập nhật - nâng cấp, bổ sung các tính năng bảo mật và đào tạo hệ thống thư điện tử dựa trên công nghệ mở cho hệ thống thư điện tử tại Lào.
 
Cả 2 hệ thống nêu trên đều là các thành phần của dự án OpenRoad nhiều thành phần mà RDOT hiện đang quản lý. Với OpenRoad, D&L là công ty đứng đằng sau sự hỗ trợ phát triển và triển khai hệ thống phần mềm tích hợp thư viện điện tử Koha và phần mềm hệ thống quản lý tài nguyên số DSpace, còn Netnam và iWay là 2 công ty đầu tiên của nhóm thư điện tử - EC (Email Consortium) đứng đằng sau sự hỗ trợ phát triển và triển khai hệ thống thư điện tử Zimbra nổi tiếng toàn cầu. Qua trao đổi giữa 2 bên trong thời gian trước chuyến đi, chúng tôi được biết, đây là các hệ thống mà các bạn Lào hết sức quan tâm và có khả năng dành ưu tiên cao cho sự hợp tác trong thời gian sớm nhất có thể.
 
Đoàn của các bạn Lào tham gia làm việc với đoàn Việt Nam lần này do ông Keonakhone Saysuliane, Vụ trưởng Vụ CNTT, Bộ Khoa học và Công nghệ Lào, làm trưởng đoàn; các ông Khampheo Homrasmy, Phó Vụ trưởng vụ CNTT, phụ trách về thư viện; ông Souliya Sengdalavong, trưởng phòng thúc đẩy và phát triển và nhiều cán bộ có liên quan tới 2 hệ thống nêu trên của Bộ Khoa học và Công nghệ Lào đã tham dự.
 
Công việc chính của 2 đoàn ngày 28/05
 
Ngay đầu giờ buổi sáng ngày 28/05, sau thủ tục ngắn gọn giới thiệu những người tham dự của 2 đoàn, 2 trưởng đoàn đã trao đổi với nhau và làm rõ các đường hướng hợp tác chung trong những năm tới, theo đó 2 trưởng đoàn đã thống nhất mở ra một thời kỳ hợp tác mới theo một cách tiếp cận mới, đó là hợp tác nghiên cứu & phát triển, thúc đẩy & chuyển giao công nghệ về các công nghệ mở hướng tới sự bền vững, liên tục và lâu dài, ít nhất là trong vòng 5 năm tới, với tất cả các khía cạnh khác nhau của công nghệ mở mà 2 bên cùng quan tâm, đặc biệt là với các chương trình, dự án, giải pháp, sản phẩm, dịch vụ dựa vào công nghệ mở đã và đang được triển khai tại Việt Nam.
 
Ngay sau đó, đại diện đoàn Việt Nam đã trình bày về OpenRoad, một dự án nguồn mở khung với nhiều dự án thành phần đã và đang được nghiên cứu, phát triển và triển khai ở một số nơi tại Việt Nam, với các lĩnh vực khác nhau về công nghệ mở đã, đang và sẽ tiếp tục được mở rộng ở Việt Nam, luôn hướng theo mô hình phát triển nguồn mở đúng của thế giới với việc ngược lên dòng trên về các dự án gốc, với các cộng đồng nguồn mở ở Việt Nam phát triển cùng và không tách rời khỏi các cộng đồng nguồn mở thế giới, có tiềm năng lớn để trở thành các dự án hợp tác giữa 2 bên trong thời gian tới, đặc biệt là trong việc cùng nhau trở thành những người tham gia vào sự phát triển, chứ không thuần túy chỉ là những người sử dụng các thành quả của công nghệ mở, không chỉ ở mức quốc gia của mỗi nước, mà mong muốn vươn tới mức toàn cầu, như những ví dụ đã có ở Việt Nam, thông qua sự hợp tác giữa 2 bên trong thời gian tới.
 
Trong phần thảo luận sau bài trình bày, phía các bạn Lào bày tỏ mong muốn có sự hợp tác chặt chẽ với phía Việt Nam, đặc biệt trong việc sẵn sàng tiếp nhận chuyển giao các công nghệ mở với một số dự án thành phần cụ thể của OpenRoad. Ngoài các dự án thành phần đó, phía các bạn Lào cũng đặc biệt quan tâm tới một số hoạt động khác, như việc thành lập câu lạc bộ phần mềm tự do nguồn mở Lào để tập hợp lực lượng; việc triển khai các lớp huấn luyện huấn luyện viên nguồn mở với các khía cạnh phi kỹ thuật nhằm nâng cao nhận thức và năng lực cho nguồn nhân lực công nghệ mở của Lào; hay kinh nghiệm và cách thức để có thể tham gia vào cộng đồng nguồn mở của các dự án nguồn mở thế giới mà phía Việt Nam, với kinh nghiệm đã có của mình, có thể trợ giúp được cho các bạn Lào.
 
Tiếp sau, lần lượt là các bài trình bày của đại diện các công ty phía Việt Nam về 2 công việc cụ thể mà phía các bạn Lào có mong muốn đề xuất được tiến hành trong thời gian sớm nhất có thể được: hệ thống thư viện điện tử và hệ thống thư điện tử.
 
Trong phần thảo luận sau từng bài trình bày, các bên đã hiểu sâu hơn các nhu cầu và khả năng đáp ứng của nhau, về các khía cạnh kỹ thuật (kiến trúc, chuẩn, tính tương hợp của các hệ thống mới với các hệ thống đã có, chuyển đổi dữ liệu từ các hệ thống cũ sang hệ thống mới, khả năng xử lý các sự cố...), khía cạnh pháp lý (tuân thủ giấy phép và cấp phép nguồn mở), và cả khía cạnh nghiệp vụ của từng hệ thống.
 
Kết thúc phần thảo luận, 2 trưởng đoàn, một lần nữa, khẳng định lại đường lối hợp tác trong thời gian sắp tới, khẳng định trước mắt sẽ triển khai 2 hệ thống vừa nêu trên trong thời gian sớm nhất có thể được với sự cho phép và phê chuẩn của các cấp cao hơn ở cả 2 bên, và tiến hành các công việc chuẩn bị cho không chỉ 2 hệ thống được nêu trên, mà còn cả các công việc hợp tác khác trong tương lai, trên cơ sở 2 bên sẽ rà soát lại theo từng năm để chỉnh lý, bổ sung kịp thời các vấn đề mà 2 bên có quan tâm theo mức độ ưu tiên để triển khai các công việc hợp tác một cách liên tục, bền vững và lâu dài.
 
Buổi chiều, 2 đoàn tập trung vào việc chỉnh sửa nội dung của biên bản ghi nhớ (MOU) và các phụ lục hợp tác giữa 2 bên.Giữa buổi chiều 28/05, một sự kiện đặc biệt đã diễn ra. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lào, dù rất bận họp, đã dành thời gian tiếp đoàn Việt Nam. Bộ trưởng hoan nghênh việc thảo luận hợp tác giữa DIT và RDOT trong những năm tới, nhấn mạnh tới việc phải biến các nghiên cứu lý thuyết thành các triển khai thực tế cụ thể, có hiệu quả cho cả 2 bên trong thực tế cuộc sống. Bộ trưởng khẳng định vai trò quan trọng của công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực của xã hội và cũng đã nêu ra cho đoàn Việt Nam 2 bài toán về sử dụng các công cụ công nghệ thông tin để quản lý (1) việc thu thuế của hàng ngàn doanh nghiệp và (2) quản lý đất đai và thu thuế đất đai tại Lào. Bộ trưởng ghi nhận và bày tỏ sự ủng hộ những đề xuất hợp tác thiết thực của DIT và RDOT và hứa sẽ trao đổi sớm với Bộ Trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam trong thời gian tới.
 
Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác 2 bên
 
Chiều 29/05, trước sự chứng kiến của đại diện 2 bên, 2 trưởng đoàn đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác nghiên cứu & phát triển, thúc đẩy & chuyển giao công nghệ về Công nghệ Mở. Một chương mới trong hợp tác khoa học và công nghệ đã được mở ra giữa 2 bộ.
Ngay sau buổi lễ ký kết, 2 trưởng đoàn, các thành viên của 2 đoàn và những người chứng kiến đã vui vẻ cụng ly chúc cho sự thành công của lễ ký kết, và cả cho công việc hợp tác sắp tới giữa 2 bên.
Bất giác, tôi nhớ tới lời cầu nguyện của mình khi đi tham quan ngôi chùa lớn Luông Pra Băng ở thủ đô Vientiane vào buổi sáng 29/05, lời cầu nguyện các đức phật phù hộ cho việc hợp tác này luôn được suôn sẻ, thành công và bền vững.
 
Hà Nội, 30/05/2015
Lê Trung Nghĩa

 

HTKH: CNTT và Truyền thông - nền tảng của xã hội: Hiện tại và Tương lai

(ĐHVHHN) - Với mục tiêu làm sáng tỏ các vấn đề thực tiễn trong Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong xã hội hiện tại và hướng tới tương lai, đặc biệt là các lĩnh vực có ứng dụng liên quan đến một số chuyên ngành đào tạo của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Với mục tiêu làm sáng tỏ các vấn đề thực tiễn trong Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong xã hội hiện tại và hướng tới tương lai, đặc biệt là các lĩnh vực có ứng dụng liên quan đến một số chuyên ngành đào tạo của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, sáng ngày 20 tháng 5 năm 2015, Hội thảo khoa học của Khoa Lý luận chính trị và Khoa học cơ bản đã diễn ra với chủ đề “Công nghệ thông tin và Truyền thông - nền tảng của xã hội: Hiện tại và Tương lai”.

 

Trước đó, Ban tổ chức đã nhận được gần 30 bài viết của các tác giả trong và ngoài trường. Thành phần tham gia Hội thảo là các cán bộ giảng viên của Khoa Lý luận chính trị và Khoa học cơ bản, khách mời ngoài trường gồm có ông Vũ Duy Lân – Phó Giám đốc Công ty Technology Integration and Cosulting D&L; bà Bùi Thị Anh; bà Dương Thu Thuỷ - Công ty D&L; ông Phạm Quang Quyền - Giám đốc Trung tâm thư viện Đại học Nội vụ Hà nội; khách mời trong trường gồm có ThS. Phùng Quốc Hiếu - Trưởng phòng Quản lý nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế; TS. Nguyễn Anh Cường - Trưởng Khoa Văn hoá Dân tộc; ThS. Phạm Thị Bích Ngân - Giám đốc Trung tâm Thông tin - Thư viện - Đại học Văn hoá Hà Nội; ThS. Hà Thị Bích Thuỷ - Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin - Thư viện - Đại học Văn hoá Hà Nội; ThS. Nguyễn Ngọc Thuý - Trung tâm Thông tin - Thư viện - Đại học Văn hoá Hà Nội; ThS. Phạm Thành Tâm - giảng viên Khoa Thư viện Thông tin; ThS. Nguyễn Thị Ngà - giảng viên Khoa Thư viện Thông tin; ThS. Trần Phương Ngọc - giảng viên Khoa Xuất bản - Phát hành.

 

BTC chụp ảnh lưu niệm sau Hội thảo

 

 Mở đầu Hội thảo, TS. Đỗ Quang Vinh tóm tắt nội dung chương trình và nêu rõ tầm quan trọng của công nghệ thông tin và truyền thông, các ứng dụng đa dạng của chúng trong xã hội hiện đại. Sau đó, Ban tổ chức hội thảo đã lựa chọn bốn tham luận trình bày trong Hội thảo, bao gồm:

 

1. “Công nghệ thông tin - nền tảng của Xuất bản điện tử” của ThS. Trần Phương Ngọc - giảng viên Khoa Xuất bản - Phát hành. Bài phát biểu đề cập đến xu hướng phát triển của các nhà xuất bản trên thế giới hiện nay, đó là sự phát triển của công nghệ thông tin ngày càng trở thành nền tảng vững chắc cho các nhà xuất bản biết tận dụng công nghệ hiện đại để cho ra đời những sản phẩm sách phù hợp với thị hiếu của công chúng.

 

2. “Giải pháp tổng thể quản trị thư viện hiện đại” của chuyên viên Dương Thu Thuỷ - Công ty D&L. Tác giả cho rằng việc ứng dụng các phần mềm thư viện mới hiện nay sẽ giúp các thư viện nâng cao được vai trò, vị thế của mình thông qua việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ thông tin phong phú, đa dạng, đáp ứng tối ưu nhất các nhu cầu của người dùng. Thay cho việc ngồi chờ thư viện phục vụ cho mình, họ sẽ được tạo điều kiện để tự phục vụ, chủ động tìm kiếm thông tin theo nhu cầu, nhất là khi đứng trước các yêu cầu của đổi mới giáo dục như hiện nay. Với những tiêu chí như lấy người học làm trung tâm, phát triển tính độc lập – sáng tạo của sinh viên thì các đơn vị giáo dục, đặc biệt là các cơ quan thông tin – thư viện cần trang bị và tạo điều kiện nhiều hơn nữa để sinh viên có thể phát huy tính chủ động, năng động và sáng tạo của mình một cách tốt nhất.

 

3. “Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở DSpace để xây dựng một mô hình chia sẻ nguồn thông tin số giữa các Đại học ở Việt Nam” của chuyên viên Bùi Thị Anh - Công ty D&L. Bài tham luận đã nêu rõ vai trò quan trọng của thư viện trong các trường đại học. Qua đó giới thiệu phần mềm mã nguồn mở DSpace như một giải pháp quản lý và chia sẻ nguồn tài nguyên số như sách, báo, luận văn, luận án … với hầu hết các định dạng mà máy tính và các thiết bị ngoại vi có thể đọc được.

 

4. Một số kinh nghiệm lựa chọn phần mềm mã nguồn mở để xây dựng thư viện điện tử của ThS. Phạm Quang Quyền, GĐ Trung tâm Thư viện – Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Trong bài tham luận, tác giả nêu rõ việc tác động của công nghệ thông tin và truyền thông đã làm biến đổi sâu sắc đối với các hoạt động của thông tin thư viện, các kinh nghiệm lựa chọn giải pháp ứng dụng trong hoạt động thông tin – thư viện và giảng dạy cho chuyên ngành này, cũng như việc lựa chọn phần mềm mã nguồn mở trong hoạt động thông tin thư viện.

 

Bên cạnh các bài tham luận, Hội thảo còn nhận được nhiều ý kiến trao đổi, đóng góp và chia sẻ của các đại biểu tham dự: ông Vũ Duy Lân, PGĐ Công ty D&L; ThS. Phạm Bích Ngân - GĐ Trung tâm Thông tin - Thư viện - Đại học Văn hoá Hà Nội; ThS. Nguyễn Thị Ngà - GV Khoa Thư viện Thông tin;…  Kết thúc Hội thảo, TS. Đỗ Quang Vinh tóm tắt kết luận từ các vấn đề do đại biểu đem đến tham luận. Có thể nói rằng, hầu hết các nội dung được trình bày trong thời gian diễn ra Hội thảo đều được thảo luận một cách nghiêm túc và bổ ích, mở ra những cơ hội mới về sự hỗ trợ, hợp tác và ứng dụng Công nghệ Thông tin và truyền thông ICT liên quan giữa các đơn vị trong và ngoài trường.

 

Bài và ảnh: Lê Thị Cẩm Bình- Khoa LLCT&KHCB

 

Tập huấn phần mềm thư viện mã nguồn mở Koha và Dspace tại thư viện khoa học tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh

Có thể khẳng định rằng, ngoài việc đáp ứng các chuẩn chung của thế giới về quy trình nghiệp vụ thư viện, việc ứng dụng phần mềm mã nguồn mở trong lĩnh vực quản lý và khai thác các nguồn tài nguyên của thư viện còn giúp các cơ quan giảm thiểu được tối đa các chi phí bản quyền và nhanh chóng làm chủ được phần mềm, xây dựng 1 thư viện mang nét đặc trưng riêng cho từng cơ quan, đơn vị...

Chính vì những lý do đó, phần mềm quản trị thư viện mã nguồn mở đã và đang dần trở thành một xu hướng, cũng là 1 nhu cầu thiết yếu đối với các cơ quan thông tin - thư viện hiện nay.

Nhằm đáp ứng các nhu cầu tìm hiểu cũng như mở rộng phạm vi ứng dụng phần mềm nguồn mở trong các cơ quan thông tin thư viện, từ ngày 18-20/03/2015, tại hội trường Trung tâm thư viện số 69 Nguyễn Tự Trọng – Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (TVKHTH TP.HCM) đã phối hợp với Công ty Cổ phần Tư vấn và Tích hợp Công nghệ D&L tổ chức khai giảng khóa tập huấn cài đặt và sử dụng phần mềm quản trị thư viện tích hợp nguồn mở Koha và phần mềm quản lý tài nguyên số Dspace, 2 phần mềm đã được kiểm nghiệm độ ổn định và sử dụng rộng rãi bởi hàng ngàn thư viện trên thế giới.

 Tới dự chương trình có ông Bùi Xuân Đức - Giám đốc TVKHTH TP.HCM, ông Vĩnh Quốc Bảo – Phó Giám đốc, ông Hoàng Dũng – Giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn và Tích hợp Công nghệ D&L. Ngoài ra, tới dự khóa tập huấn còn có sự tham gia đông đủ và nghiêm túc của hơn 40 học viên đến từ thư viện các tỉnh thành phía Nam, Thư viện các quận của thành phố Hồ Chí Minh cùng 1 số thư viện các trường Đại học, Cao Đẳng, các bảo tàng trên toàn thành phố.

Mở đầu chương trình là bài phát biểu của ông Bùi Xuân Đức – Giám đốc TVKHTH TP.HCM. Theo Ông, hiện nay Koha và Dspacelà hai phần mềm Thư viện mã nguồn mở đáp ứng và cập nhật đầy đủ các tính năng mới nhất cho Thư viện hiện đại và được tin dùng bởi hàng ngàn thư viện trên thế giới. Trong đó, Koha hệ quản trị thư viện tích hợp quản lý tài nguyên truyền thống, Dspace phần mềm quản lý tài nguyên số. Được phát triển và hỗ trợ bởi cả cộng đồng trên khắp thế giới, cả hai phần mềm đều liên tục cập nhật. Hơn nữa, phần mềm nguồn mở dễ dàng được tùy biến và phát triển theo nhu cầu của từng đơn vị, cùng với việc không mất phí bản quyền phần mềm; có thể khẳng định rằng hai phần mềm thư viện nguồn mở này rất phù hợp với hệ thống thư viện ở Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là 2 trong số các phần mềm quản trị thư viện mã nguồn mở được Bộ Thông tin và truyền thông khuyến cáo sử dụng trong danh mục kèm theo thông tư số 20/2014/TT-BTTTT được ban hành ngày 5/12/2014. Với ý nghĩa thiết thực đó, TV KHTH TP.HCM đã quyết định tổ chức khóa tập huấn Koha và Dspace này và dự định sẽ tiếp tục tổ chức các khóa tập huấn tiếp theo trong thời gian tới.

Về phía Công ty Cổ phần tư vấn và tích hợp công nghệ D&L, ông Hoàng Dũng đã có bài phát biểu chia sẻ kinh nghiệm trong việc triển khai phần mềm quản trị thư viện và lợi ích mà phần mềm nguồn mở Koha và Dspace đem lại. Theo Ông, TV KHTH TP.HCM đã tổ chức khóa tập huấn có ý nghĩa rất thiết thực và ông cũng hy vọng rằng các học viên sẽ thu được những kiển thức bổ ích sau khóa tập huấn này.

Ngay sau lễ khai giảng, khóa tập huấn đã chính thức được tiến hành và được tổ chức trong 3 ngày, kết thúc vào chiều ngày 20/03/2015.

Với tinh thần nghiêm túc, hăng say, chỉ sau 3 ngày học tập các học viên đã thu được nhiều kiến thức bổ ích. Các học viên đã được hướng dẫn cách cài đặt Koha và Dspace, cùng các hướng dẫn cấu hình, quản trị và khai thác sử dụng cả 2 phần mềm…Những vướng mắc cụ thể về phần mềm Koha và Dspace cũng đã được giải đáp một cách rõ ràng, khoa học thông qua các bài tập thực hành trên hệ thống.

Kết thúc khóa tập huấn, Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh đã kết hợp với Công ty cổ phần tư vấn và tích hợp công nghệ D&L cấp chứng chỉ cho các học viên. Thay mặt Ban tổ chức, PGĐ Thư viện – ông Vĩnh Thế Bảo đã phát biểu tổng kết khóa học và gửi lời cảm ơn Công ty Cố phần Tư vấn và Tích hợp Công nghệ D&L đã nhiệt tình cộng tác cùng Thư viện tổ chức khóa tập huấn ý nghĩa nãy. Ông cũng hy vọng rằng với những kiến thức có được sau khóa tập huấn, các thư viện sẽ tiếp tục nghiên cứu, cài đặt và sử dụng Koha và Dspace trong công tác quản lý thư viện và phục vụ bạn đọc, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện, góp phần nâng cao vị trí, vai trò của thư viện.

 

Hội thảo Phần Mềm Nguồn Mở tại Đại Học Thái Nguyên

Ngày 05/04/2013 Công ty Cổ phần Tư vấn và Tích hợp Công nghệ D&L phối hợp với CLB Nguồn Mở Việt Nam (VFOSSA) và Trung tâm Học liệu - Đại Học Thái Nguyên tổ chức hội thảo “Khả năng ứng dụng Phần mềm tự do nguồn mở trong nghiên cứu, khai thác và giảng dạy Đại Học” .

 

Hội thảo được tổ chức với mong muốn mang những tri thức, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn từ các chuyên gia hàng đầu, lãnh đạo doanh nghiệp nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực Phần mềm Tự do Nguồn mở (PMTDNM) đến với Cán bộ Giảng viên và Sinh viên của Đại học Thái Nguyên.

 

 

Dự Hội thảo có PGS.TS Nguyễn Duy Hoan – Giám đốc Trung tâm Học liệu, TS.Nguyễn Hồng Quang - Chủ tịch Câu lạc bộ Phần mềm Tự do Nguồn mở Việt Nam, đại diện Ban Giám hiệu, lãnh đạo và các Cán bộ Trung tâm Công nghệ thông tin – Thư viện, các đơn vị thành viên cùng đông đảo các sinh viên ngành Công nghệ thông tin (CNTT) của trường.

 

Trong buổi hội thảo, các chuyên gia của VFOSSA đã chia sẻ với các cán bộ, sinh viên Đại học Thái Nguyên về các vấn đề như: Phần mềm tự do nguồn mở trong nghiên cứu và giảng dạy đại học; Sở hữu trí tuệ và bằng sáng chế phần mềm; Vấn đề pháp lý, hệ thống giấy phép PMTDNM và tài liệu mở; Kinh nghiệm ứng dụng phần mềm tự do nguồn mở trong quản lý thư viện.

 

Chiều cùng ngày,  hội thảo phần mềm nguồn mở tại trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông (ICTU) do Trung tâm tư vấn và hỗ trợ sinh viên ICTU phối hợp cùng VFOSSA  đã được tổ chức với chủ đề “ Nghiên cứu, ứng dụng, phát triển phần mềm tự do nguồn mở & cơ hội việc làm cho sinh viên ICTU”. Buổi hội thảo đã thu hút hơn 100 sinh viên ngành CNTT và phần mềm và một số giảng viên CNTT của ICTU

 
Sinh viên ICTU
 
 
Các diễn giả, BTC và công ty D&L chụp ảnh lưu niệm 
 
Qua những gì  đã chứng kiến trong hội thảo, chúng tôi thấy được sự quan tâm sâu sắc của các em sinh viên ICTU đối với PMTDNM. Vì thế chúng tôi tin tưởng rằng sự quan tâm đó sẽ giúp các em sinh viên ICTU sớm tìm được việc làm và nguồn thu nhập ổn định nhờ việc nghiên cứu, ứng dụng phần mềm nguồn mở ngay từ trên ghế nhà trường. Xin chúc cho các em thành công, chúc cho Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông - Đại học Thái Nguyên sớm trở thành trường đại học tiên phong trong việc nghiên cứu PMNM.

 

Hội thảo " Giải pháp quản trị thư viện hiện đại"

Sáng ngày 02/12/2014, Thư viện Tạ Quang Bửu đã kết hợp với Công ty Cổ phần Tư vấn và Tích hợp Công nghệ D&L và công ty Samsung tổ chức hội thảo "Giải pháp quản trị thư viện hiện đại" với mong muốn đưa đến các nhìn nhận, đánh giá về các giải pháp phần mềm quản lý thư viện hiện đại trong và ngoài nước đang phổ biến trên thị trường Việt Nam hiện nay.

 

 

Tới dự hội thảo có PGS. TS Phạm Hoàng Lương - Phó Hiệu trưởng trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, ông Phạm Thế Khang - Chủ tịch Hội thư viện Việt Nam, Ths. Kiều Thúy Ngà - PGĐ Thư viện Quốc gia Việt Nam, Ths. Nguyễn Văn Thiên - Trưởng khoa Thông tin Thư viện - ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQGHN,.. cùng đông đảo các cán bộ thư viện đến từ Trung tâm Thư viện, Viện nghiên cứu và các bộ ban ngành cà các trường đại học trên cả nước. 

Toàn cảnh hội thảo

 

Ông Phạm Hoàng Lương – Phó hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa Hà Nội phát biểu khai mạc

 

Hội thảo tập trung trình bày và trao đổi những cái nhìn tổng quan cũng như các đánh giá về tính năng một số phần mềm đang được sử dụng hiện nay tại Việt Nam cũng như sự chia sẻ các vướng mắc, khó khăn trong quá trình sử dụng phần mềm mà một số thư viện đang gặp phải, từ đó định hướng các giải pháp quản trị thư viện hiện đại trong tương lai.  

 

Với tư cách là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp các giải pháp phần mềm thư viện, thay mặt Công ty Cổ phần Tư vấn và Tích hợp Công nghệ D&L, ông Hoàng Dũng đã chia sẻ với hội thảo 2 bài tham luận về “Tổng quan và so sánh các phần mềm quản trị thư viện tích hợp”  “Bộ giải pháp phần mềm quản trị thư viện tổng thể”.Theo đó, từ việc phân tích, so sánh tổng quan các tính năng và thực trạng áp dụng một số phần mềm quản trị thư viện như Ilib (CMC), Libol (Tinh Vân), Verbrary (Lạc Việt), Virtual (VTLS), Millennium, Content Pro (Innovative); Koha, Dspace (D&L); Alelp, Alma (Ex Libris)… tác giả đã đưa ra các góc nhìn khác nhau trong việc áp dụng và khai thác các giải pháp quản lý thư viện này tại Việt Nam. 

 

Trong tham luận thứ hai, tác giả đã giới thiệu với hội thảo Bộ giải pháp phần mềm quản trị thư viện tổng thể. Bộ giải pháp này là sự kết nối và tích hợp chặt chẽ của 4 yếu tố bao gồm: PMTV tích hợp quản lý tài nguyên truyền thống Koha, phần mềm quản lý tài nguyên số Dspace, phần mềm tìm kiếm tập trung Vufind và cổng thông tin thư viện Drupal. Qua đó, tham luân đã giới thiệu cho đại biểu thấy được giá trị và những lợi ích thiết thực mà bộ giải pháp đem lại bao gồm tính bền vững, tính hội nhập quốc tế, dễ tùy biến, dễ triển khai và đặc biệt là tiết kiệm tối đa các chi phí bản quyền phần mềm cho người sử dụng.

 

Ông Hoàng Dũng - giám đốc Công ty D&L trình bày tham luận tại hội thảo

 

Cũng trong buổi hội thảo, Thư viện Tạ Quang Bửu và Công ty SamSung cũng đã trình bày về tình hình khai thác và sử dụng phần mềm quản lý tài nguyên số và các giải pháp màn hình thông minh, thư viện thông minh của mình.

 

Sau khi các bài tham luận được trình bày, hội thảo cũng đã dành khá nhiều thời gian để mọi người trao đổi, thảo luận cũng như chia sẻ các kinh nghiệm thực tiễn áp dụng phần mềm thư viện tại 1 số đơn vị.

Thạc sỹ Lê Bá Lâm – PGĐ Trung Tâm Thông tin Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm tại Hội thảo

 

Phần trao đổi, thảo luận diễn ra sôi nổi

 

Kết thúc buổi hội thảo, ông Phạm Thế Khang – Chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam đã có đôi lời phát biểu, gửi lời cảm ơn đến phía Thư viện Tạ Quang Bửu, Công ty cổ phần tư vấn và tích hợp công nghệ D&L và công ty SamSung đã tổ chức một buổi hội thảo hết sức ý nghĩa. Qua đây, ông cũng đánh giá và nhìn nhận bộ giải pháp phần mềm quản trị thư viện mà D&L mang đến hội thảo là bộ giải pháp cung cấp đầy đủ các tính năng cần thiết cho một thư viện hiện đại, phù hợp với với nhu cầu và tình hình thực tiễn của các thư viện  cả về chi phí và cũng như các giá trị sử dụng. Từ đó, Ông mong muốn và hy vọng rằng các thư viện sẽ ứng dụng bộ giải pháp này để tăng cường hiệu quả quản lý cũng như khai thác sử dụng các sản phẩm dịch vụ thông tin thư viện phục vụ bạn đọc, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển hệ thống thư viện các trường Đại học nói riêng và hệ thống thư viện Việt Nam nói chung.

Hội thảo đã diễn ra thành công tốt đẹp và kết thúc vào hồi 12h 00 cùng ngày. 

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

 

D&L tham gia giới thiệu các giải pháp tự động hóa thư viện trong ngày lễ kỷ niệm 55 năm thành lập khoa Thư viện – Thông tin trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Ngày 26 tháng 03 năm 2014, tại hội trường tầng 4 nhà A trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Công ty D&L giới thiệu giải pháp quản trị thư viện hiện đại tại buổi lễ kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Trường.

 

Nhân dịp kỷ niệm 55 năm ngày thành lập và kỷ niệm 83 năm ngày thành lập Đoàn, vào hồi 09h sáng ngày 26 tháng 03 năm 2014 tại hội trường tầng 4 nhà A trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Khoa Thư viện -  thông tin đã tổ chức Lễ kỷ niệm nhằm ôn lại truyền thống tốt đẹp của Khoa và nhà trường.

 

Nằm trong chuỗi các hoạt động của buổi lễ kỷ niệm 55 năm ngày thành lập khoa, gian hàng giới thiệu sản phẩm và giải pháp thư viện của D&L đã nhận được sự quan tâm đông đảo từ phía các đại biểu – cựu sinh viên khoa thư viện – thông tin – các cán bộ thư viện đã và đang công tác tại các thư viện – trung tâm nghiên cứu trên địa bàn cả nước.

 

Với mong muốn hệ thống thư viện ở nước ta ngày càng phát triển và trở nên hoàn thiện hơn đáp ứng tốt các yêu cầu của bạn đọc cũng như góp phần phát triển nền văn hóa, giáo dục của đất nước, Công ty Cổ phần tư vấn và tích hợp công nghệ D&L - đại diện độc quyền của hãng phần mềm Innovative tại Việt Nam đã giới thiệu giải pháp nền tảng dịch vụ thư viện Sierra một trong những khái  niệm rất mới của hệ thống quản lý thư viện tích hợp, phần mềm quản lý tài nguyên số Content Pro, phần mềm phát hiện và tìm kiếm tập trung Encore, thiết bị an ninh thư viện và hệ thống mượn trả sách tự động theo công nghệ RFID . Ngoài ra, công ty D&L còn mang tới giới thiệu với chương trình về giải pháp quản lý thư viện với phần mềm mã nguồn mở Koha – Phần mềm thư viện nguồn mở được Bộ Giáo dục Đào tạo khuyến khích sử dụng, rất phù hợp và hữu ích với các thư viện có quy mô vừa và nhỏ. Hiện đơn vị đang cung cấp các gói dịch vụ về Koha và hỗ trợ cộng đồng sử dụng phần mềm này tại Việt Nam. Hạ tầng công nghệ thông tin và tích hợp công nghệ thông tin cũng là 1 trong các dịch vụ trọng tâm mà công ty cung cấp.

 

Một số hình ảnh của hoạt động của công ty trong buổi lễ kỷ niệm:

Gian hàng trưng bày, tư vấn và giới thiệu giải pháp thư viện của công ty D&L nhận được sự quan tâm 
của đông đảo các cán bộ thư viện

 

Các Cán bộ thư viện tham quan và tìm hiểu về các giải pháp thư viện

 

Các đại biểu nghe giới thiệu về hệ thống RFID

 

Các đại biểu tham dự trao đổi về các giải pháp thư viện

 

Vai trò và sự phát triển của OPAC trong thư viện

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông đã tạo ra những tác động to lớn đến mọi hoạt động trong lĩnh vực thư viện – thông tin và thiết kế OPAC (Online Public Access Catalog – mục lục tra cứu trực tuyến) là một trong những minh chứng rõ rệt cho vấn đề này.

OPAC là mục lục trực tuyến bao gồm các tài liệu được tổ chức trong một thư viện hay một hệ thống thư viện. Có thể nói, OPAC là công cụ hữu ích, là thành phần quan trọng không thể thiếu của một thư viện hiện đại trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin như hiện nay. OPAC là bộ mặt của Thư viện, là cầu nối trao đổi thông tin giữa bạn đọc và thư viện. Hoạt động của một thư viện được đánh giá là hiệu quả khi làm thỏa mãn được tối đa các nhu cầu tin của bạn đọc một cách nhanh chóng. Để làm được điều đó, ngoài việc trang bị nguồn tài liệu phong phú, thực hiện tốt quy trình nghiệp vụ, mỗi thư viện cũng cần có một giao diện OPAC thân thiện, với nhiều tính năng,  thiết kế phù hợp… dễ sử dụng tạo điều kiện tối đa cho bạn đọc có thể tra cứu và gửi các yêu cầu một cách nhanh chóng. Nhận định được tầm quan trọng của vấn đề này, trong suốt hơn 30 năm trở lại đây, các nhà cung cấp phần mềm thư viện đã tập trung phát triển giao diện OPAC cho phần mềm của mình.

OPAC bắt đầu thay thế mục lục phích truyền thống trong các thư viện từ những năm 1980, lịch sử phát triển OPAC trải qua 3 thế hệ khác nhau mà mỗi thế hệ về sau lại có nhiều cải tiến nhất định.

Thế hệ OPAC thứ nhất khá đơn giản. Chúng được thiết kế tương tự mục lục truyền thống với các đặc trưng thư mục dựa trên các biểu ghi MARC để giúp tra cứu những tài liệu như sách, tạp chí trong các thư viện. Khả năng tìm tin của chúng chỉ giới hạn ở chức năng tìm theo tên tác giả hoặc tên tài liệu.

Thế hệ OPAC thứ hai xuất hiện từ cuối những năm 1980 và chúng được đánh dấu bởi việc cải thiện giao diện người sử dụng . Một số khả năng tìm tin theo toán tử Boolean, toán tử chặt cụt được cải thiện và số lượng các điểm truy cập cũng tăng lên.

Thế hệ OPAC thứ ba có những cải thiện rõ rệt về chức năng của OPAC hiện tại so với thế hệ OPAC thứ hai. Trước hết việc ứng dụng giao thức Z39.50 và giao diện Web trong OPAC, chức năng của chúng đã nhanh chóng chuyển từ OPAC truyền thống sang chức năng của cổng thông tin. Ví dụ, một số OPAC cung cấp địa chỉ liên kết tới các nhà xuất bản, các bài tạp chí, mục lục, và các tài liệu toàn văn khác từ các nhà cung cấp cơ sở dữ liệu hay các nhà xuất bản điện tử. Tiếp theo là người dùng có thể dùng một giao diện OPAC dựa trên web để tra tìm nhiều nguồn tin khác nhau bao gồm các nguồn tài liệu in và tài liệu điện tử trong thư viện và cả một số nguồn tài liệu bên ngoài thư viện. Hơn nữa, các chức năng của OPAC cũng nhanh chóng được cải thiện. OPAC đã tích hợp nhiều đặc trưng mới như xếp hạng kết quả tìm, hiển thị thông báo sách mới với các file ảnh bìa của tài liệu, và liệt kê URLs trong mục lục.

Hiện nay, các OPAC được biết đến như các cổng thông tin, hay các hệ thống quản lý nguồn tin điện tử. Và người dùng có thể sử dụng OPAC dễ dàng như tìm kiếm trên Google.

Ngoài các tính năng của các thế hệ trước đó, OPAC thế hệ thứ 3 còn được cải tiến và phát triển thêm nhiều tính năng hữu ích cho người dùng từ việc tìm kiếm đến việc đặt mượn giúp họ có thể tiết kiệm về thời gian và công sức. Các cải tiến đó bao gồm:

-          Cho phép người sử dụng tìm được một số lượng lớn các cơ sở dữ liệu thư mục và các nguồn tài liệu toàn văn bằng một lệnh duy nhất.

-          OPAC cho phép tìm kiếm với nhiều tiêu chí khác nhau của tài liệu (nhan đề, tác giả, Đăng ký cá biệt, Ký hiệu phân loại, năm xuất bản, số ISBN…).

-          Bạn đọc có tài khoản cá nhân trên OPAC, có thể quản lý và chỉnh sửa thông tin cá nhân, đặt mượn, gia hạn tài liệu trực tuyến, xem lịch sử mượn tài liệu.

-          Giới hạn kết quả tìm kiếm theo các tiêu chí khác nhau (chủ đề, tác giả, năm xuất bản…).

-          Cho phép hiển thị trên nhiều dạng với 1 biểu ghi kết quả tìm được như hiển thị đơn giản, hiển thị chi tiết, hiển thị theo dạng MARC.

-          Tính năng giá sách ảo cho phép lưu trữ lại các tài liệu hữu ích tìm thấy để mượn cho lần tiếp theo.

-          Bạn đọc có thể gửi đề xuất mua, bình luận,thêm từ khóa cho tài liệu.

-          Dữ liệu nhất quán thực hiện việc kiểm soát tính nhất quán của các biểu ghi.

-          Hoạt động tốt trên nhiều thiết bị khác nhau như điện thoại di động, máy tính bảng.

-          Giao dịch liên thư viện. 

Một số hình ảnh minh họa:

 


Hình 1. Cấu trúc tìm kiếm của phần mềm Encore

 

Encore là phần mềm tìm kiếm tập trung cho phép người sử dụng tìm được một số lượng lớn các cơ sở dữ liệu thư mục và các nguồn tài liệu toàn văn bằng một lệnh chung (single search). Các nguồn tài nguyên đó có thể là các bộ sưu tập trong thư viện, sách điện tử, nguồn tài nguyên điện từ, các bài trích báo tạp chí hay tài liệu của các tổ chức lưu trữ…

 


Hình 2. Giao diện kết quả tìm kiếm của phần mềm tìm kiếm tập trung Encore

 

 
Hình 3. Giao diện OPAC của phần mềm quản lý thư viện Koha

 


Hình 4. Giao diện hiển thị trang kết quả tìm kiếm tài liệu trong OPAC của phần mềm quản lý thư viện Koha

 

Trong kỷ nguyên bùng nổ thông tin như hiện nay, việc phát triển OPAC và hệ thống thông tin là hết sức quan trọng đối với mỗi thư viện. Sự đa dạng hóa hệ thống tra cứu sẽ giúp thư viện phục vụ tốt hơn các nhu cầu tin của bạn đọc. Mặt khác giúp thư viện có thể hoàn thành tốt hơn vị trí, vai trò của mình. Nhìn chung, trong thời gian qua, các OPAC đã thành công đáng kể cả về mặt chức năng và khả năng. Từ các danh mục liệt kê tài liệu, chức năng của OPAC đã chuyển sang thành các cổng thông tin, nó cung cấp các truy cập tích hợp đến nhiều nguồn tin khác nhau và các loại tài liệu khác nhau. Hiện nay, OPAC đã ngày càng trở nên than thiện với bạn đọc, giúp cho việc tìm tài liệu dễ dàng, nhanh chóng, thuận tiện và hiệu quả như việc sử dụng các công cụ tìm tin trên web. Sự phát triển của OPAC luôn luôn đi đôi với mục tiêu là “ cung cấp nhiều đặc trưng tìm tin cho các nhóm bạn đọc khác nhau cả về trình độ cũng như nhu cầu tin; và hơn nữa, kết quả đầu ra cũng ngày càng đảm bảo độ chính xác”.

Thông tin tham khảo:

Trương Đại Lượng. Xu hướng phát triển của OPAC thư viện// Tạp chí Thư viện Việt Nam. - 2008. - Số 3(15). - Tr. 11-15 .

Khoá tập huấn sử dụng phần mềm quản trị Thư viện tích hợp Mã nguồn mở Koha cho trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc Gia Hà Nội

Từ lâu, trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học quốc gia Hà Nội được biết đến là một trong số những trường đại học hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực ngoại ngữ. Đây là cơ sở đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực từ trình độ cử nhân đến thạc sĩ và tiến sĩ có khả năng sử dụng tiếng nước ngoài, đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước nhất là trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế như ngày nay.

Từ lâu, trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học quốc gia Hà Nội được biết đến là một trong số những trường đại học hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực ngoại ngữ. Đây là cơ sở đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực từ trình độ cử nhân đến thạc sĩ và tiến sĩ có khả năng sử dụng tiếng nước ngoài, đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước nhất là trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế như ngày nay.

 

Từng bước bắt kịp với giáo dục quốc tế, đổi mới phương pháp dạy và học lấy người học làm trung tâm, Trường Đại học Ngoại ngữ đặc biệt quan tâm chú trọng đến lĩnh vực thư viện. Với tư cách là nơi cung cấp tài liệu đầy đủ nhất, chính xác nhất, nhanh chóng nhất, kịp thời nhất, có thể đáp ứng và thỏa mãn mọi nhu cầu của người sử dụng, Thư viện của trường đã thực sự trở thành “giảng đường thứ hai” và là “người thầy thứ hai” của đông đảo sinh viên.

 

Nhằm cung cấp một công cụ hữu ích, làm giảm thời gian cũng như công sức cho sinh viên trong quá trình tìm kiếm tài liệu, Thư viện trường Đại học Ngoại ngữ đã triển khai ứng dụng phần mềm quản trị Thư viện tích hợp Mã nguồn mở Koha do công ty D&L cung cấp. Sau quá trình triển khai cài đặt, phía công ty đã có sự phối hợp chặt chẽ với Thư viện để tổ chức khóa tập huấn sử dụng phần mềm. Khóa tập huấn được diễn ra trong ba ngày từ 20-22/08/2014 với sự tham gia nghiêm túc, nhiệt tình của đội ngũ cán bộ thư viện. Nội dung khóa tập huấn tập trung vào việc hướng dẫn quản trị và sử dụng phần mềm quản trị thư viện tích hợp nguồn mở Koha với một số phân hệ chính như mục lục trực tuyến (OPAC), biên mục, lưu thông, bổ sung tài liệu, quản lý ấn phẩm nhiều kỳ, quản lý bạn đọc, báo cáo, thống kê vv…   

 

Một số hình ảnh giao diện phần mềm Koha của Thư viện:

 

Sau khi đưa hệ thống vào vận hành, Thư viện cảm thấy khá hài lòng về những lợi ích mà Koha đem lại. Điều đó không chỉ được thể hiện ở các tính năng của phần mềm mà còn được thể hiện qua việc làm giảm đáng kể khối lượng các công việc mà cán bộ thư viện phải làm trước đó, cũng như giúp thư viện quản lý và sử dụng hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên. Giao diện OPAC của Koha cũng rất thân thiện và dễ dàng sử dụng, đó là công cụ hữu ích giúp bạn đọc vừa tiết kiệm thời gian nhưng vẫn có thể nhanh chóng tìm kiếm và có được các tài liệu đáp ứng nhu cầu tin của họ.

 

Công ty D&L tham dự hội thảo khoa học “Bản quyền tài liệu số và học liệu mở”

Sáng ngày 12/4/2017, Công ty D&L tham dự và tài trợ Hội thảo “ Bản quyền tài liệu số và học liệu mở” tại Đại học Công nghiệp Hà Nội

Sáng ngày 12/4/2017, Công ty D&L tham dự và tài trợ Hội thảo “ Bản quyền tài liệu số và học liệu mở” tại Đại học Công nghiệp Hà Nội

Với mục đích tìm ra phương án tối ưu cho phát triển tài nguyên giáo dục đại học hiện nay ở Việt Nam, Liên chi hội Thư viện Đại học Khu vực Đại học khu vực Phía Bắc phối hợp với Trung tâm  Thông tin – Thư viện Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tổ chức Hội thảo “ Bản quyền tài liệu số và học liệu mở” .

Đến tham dự hội thảo có TS. Bùi Thị Ngân – Phó hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, TS. Nguyễn Huy Chương – Chủ tịch Liên chi hội Thư viện Đại học khu vực phía Bắc, PGS.TS Trần Thị Quý – Chủ tịch Hội đồng Nghiên cứu Khoa học khoa Thông tin Thư viện, trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn Hà Nội.  Ngoài ra, hội thảo còn có sự góp mặt của hơn 70 đại biểu là lãnh đạo các  thư viện đến từ các trường Đại học, cao đẳng.

Các bài tham luận của các chuyên gia  thu hút sự quan tâm và lắng nghe của các đơn vị tham dự. Tham luận “Khắc phục những rào cản trong quy định về bảo hộ quyền tác giả để xây dựng “tài liệu số và học liệu mở” của PGS, TS Trần Văn Hải – chủ nhiệm Bộ môn Sở hữu trí tuệ trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn Hà Nội; tham luận “Học liệu mở (OER) và vấn đề bản quyền theo quy định của pháp luật Việt Nam” của PGS. TS. Trần Văn Nam – Trưởng Khoa Luật Đại học Kinh tế Quốc dân; tham luận "Truy cập mở vào tài nguyên số của Đại học Quốc gia Hà Nội” của ThS Lê Bá Lâm – PGĐ Trung tâm thông tin thư viện Đại học Quốc Gia Hà Nội; chuyên gia Lê Trung Nghĩa trình bày tham luận: "Hệ thống giấy phép của thế giới nguồn mở và Demo cấp phép Creative Commons cho OER", tham luận "Dspace: Quản lý tài liệu mở và hạn chế vi phạm bản quyền" của ông Hoàng Dũng – Giám đốc Công ty D&L.

Công ty Cổ phần Tư vấn và Tích hợp Công nghệ D&L - thành viên của Hội thư viện Việt Nam, Liên chi hội thư viện đại học khu vực phía bắc và Câu lạc bộ phần mềm tự do nguồn mở Việt Nam, là doanh nghiệp có kinh nghiệm trong việc phát triển các giải pháp phần mềm quản lý thư viện mã nguồn mở và nắm vững các nguyên lý phát triển phần mềm tự do nguồn mở (là nền tảng lý thuyết cho phát triển tài nguyên giáo dục mở). Trong bài tham luận của mình, công ty D&L đã chia sẻ các vấn đề liên quan đến open science (khoa học mở) và open access (truy cập mở) đang được áp dụng tại Cộng đồng chung Châu Âu EU đối với các công trình và dữ liệu nghiên cứu được nhà nước tại Châu Âu cấp vốn: các công trình nghiên cứu này phải được công khai và cho phép truy cập tại địa chỉ www.openaire.eu. Bên cạnh đó, công ty D&L cũng chia sẻ các tính năng mới của Dspace giúp thư viện quản lý được tài liệu mở và hạn chế vi phạm bản quyền.

Với tinh thần nghiêm túc, nhiệt tình, hội thảo đã diễn ra thành công tốt đẹp và kết thúc vào hội 12h30 cùng ngày.

Một số hình ảnh hội thảo:

TS. Bùi Thị Ngân – Phó hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp Hà Nội phát biểu chào mừng

TS Trần Văn Hải – chủ nhiệm Bộ môn Sở hữu trí tuệ trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn Hà Nội trình bày tham luận

PGS. TS. Trần Văn Nam – Trưởng Khoa Luật Đại học Kinh tế Quốc dân trình bày tham luận

Ông Hoàng Dũng – Giám đốc Công ty D&L trình bày tham luận

Các đại biểu chụp ảnh kỷ niệm

Nguồn: http://dlcorp.com.vn/